Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

Sinh viên BK-OISP tham quan Công ty Renesas và Trạm Biến áp Tao Đàn

Ngày 31/5/2016, hơn 150 sinh viên K15 chương trình Tiên tiến ngành Điện – Điện tử (ĐH Bách Khoa) đã có chuyến tham quan thực tế Công ty Renesas và Trạm Biến áp Tao Đàn. Đây là hoạt động thường niên do Văn phòng Đào tạo Quốc tế tổ chức giúp các sinh viên năm Nhất có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học mình đang theo đuổi.

Ngày 31/5/2016, hơn 150 sinh viên K15 chương trình Tiên tiến ngành Điện – Điện tử (ĐH Bách Khoa) đã có chuyến tham quan thực tế Công ty Renesas Việt Nam và Trạm Biến áp Tao Đàn. Đây là hoạt động thường niên do Văn phòng Đào tạo Quốc tế tổ chức giúp các sinh viên năm I có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học mình đang theo đuổi.

Fieldtrip Renesas K15 31.05.2016 01

Sinh viên K15 chương trình Tiên tiến ngành Điện – Điện tử (ĐH Bách Khoa) đến tham quan Công ty Renesas Việt Nam.

 

CÔNG TY RENESAS VIỆT NAM

Chuyến đi khởi hành rất sớm. 6g30, từ Trường ĐH Bách Khoa, đoàn di chuyển đến Công ty Renesas Việt Nam (RVC) tại Q.7, TP.HCM. Đến nơi lúc 7g45, RVC chào đón chúng tôi bằng cơ ngơi rộng lớn, hiện đại và tràn ngập cây xanh.

Mở đầu chuyến tham quan, chúng tôi được nghe phần giới thiệu của đại diện RVC về nội dung hoạt động của công ty. RVC hiện là một trong những đơn vị hàng đầu thế giới về thiết kế và sản xuất vi điều khiển, cung cấp các giải pháp phần cứng lẫn phần mềm trong lĩnh vực tự động hóa, công nghệ dây chuyền, công nghệ thông tin, nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ cao như xe hơi thông minh, nhà thông minh, internet vạn vật (internet of things)…

Khuôn viên rộng lớn của RVC.

RVC còn mang đến môi trường làm việc quốc tế lý tưởng cho sinh viên Việt Nam các chuyên ngành Điện tử Viễn thông, Điều khiển Tự động hóa, Công nghệ Thông tin và giỏi tiếng Anh. Kỹ sư làm việc tại đây có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng đến từ các tập đoàn lớn trên thế giới như Dell, Canon, FujiFilm, Toyota…

Fieldtrip Tram bien ap Tao Dan K15 31.05.2016 01

TS. Phạm Tường Hải – cố vấn Ban Kỹ thuật thiết kế của RVC, giới thiệu cho sinh viên chương trình Tiên tiến về quy trình sản xuất chip điện tử và khóa đào tạo kỹ sư mới ra trường.

Một lớp học kỹ năng cho các anh chị sinh viên Điện – Điện tử mới ra trường.

Sau khi được hướng dẫn tham tham một vòng công ty, chúng tôi đã có phần hỏi đáp sôi nổi với đại diện RVC. Các vấn đề được chúng tôi quan nhất là chính sách tuyển dụng, chế độ làm việc, đãi ngộ, huấn luyện của RVC. Qua đó, giúp chúng tôi biết thêm một số kỹ năng, kiến thức mà kỹ sư cần có để đáp ứng yêu cầu làm việc khắt khe tại các doanh nghiệp quốc tế.

À, chúng tôi quên kể chi tiết này: tại RVC, có nhiều kỹ sư xuất thân từ ĐH Bách Khoa đấy. Họ có mặt ở hầu hết các bộ phận chuyên trách, kể cả cấp quản lý. 😉

Mọi người hào hứng nghe anh Toàn – cựu sinh viên ĐH Bách Khoa giới thiệu về RVC.

Fieldtrip Renesas K15 31.05.2016 03

Cuối buổi tham quan, chúng tôi chụp hình lưu niệm cùng nhau. 😉

TRẠM BIẾN ÁP TAO ĐÀN

Rời chân khỏi RVC, các kỹ sư tương lai tiếp tục chuyến tham quan hướng nghiệp đến Trạm Biến áp Tao Đàn (thuộc Sở Điện lực TP.HCM) – tọa lạc tại trung tâm TP.HCM (công viên Tao Đàn, Q.1).

Được xây dựng từ năm 2004 theo công nghệ GIS (Gas Insulating System), Trạm Biến áp Tao Đàn hoạt động theo quy trình công nghệ hiện đại nhất trên thế giới và lần đầu tiên có ở Việt Nam.

Tram bien an Tao Dan

Bên trong Trạm Biến áp Tao Đàn. – Ảnh: công ty cung cấp

Toàn bộ trạm biến áp được xây dựng trong nhà và chỉ bằng 10% diện tích xây dựng một trạm biến áp loại ngoài trời có cùng quy mô và công suất. Trạm biến áp GIS Tao Đàn có tổng công suất 626 MVA, gồm hai máy biến áp 220kV (công suất mỗi máy 250 MVA) và hai máy biến áp 110kV (công suất mỗi máy 63 MVA).

Tuy sinh viên năm I chưa biết nhiều về kiến thức chuyên ngành, nhưng nhờ có chuyến đi này, chúng tôi đã phần nào hình dung được cách thức vận hành và cung cấp điện năng của công nghệ GIS, cũng như tiềm năng phát triển của ngành Hệ thống Năng lượng trong tương lai.

Chương trình chính quy Tiên tiến là dự án quốc gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhằm xây dựng 10 ngành đào tạo chất lượng cao theo chương trình của các trường ĐH danh tiếng trên thế giới, áp dụng cho các trường ĐH trọng điểm tại Việt Nam.

Tại ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), chương trình Tiên tiến đang được triển khai cho ngành Điện – Điện tử. Nội dung được chuyển giao toàn bộ từ chương trình đào tạo ngành Điện – Điện tử đang vận hành tại Khoa Kỹ thuật Điện và Máy tính của University of Illinois at Urbana-Champaign (UIUC) – top 11 trường ĐH công lập tốt nhất nước Mỹ (theo U.S. News & World Report 2015).

Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do các giảng viên giỏi của ĐH Bách Khoa và UIUC trực tiếp đứng lớp. Sinh viên được chọn 1 trong 3 chuyên ngành vào cuối năm III bao gồm: Điện tử Viễn thông, Hệ thống Năng lượng, Điều khiển Tự động hóa.

Sau khi hoàn tất chương trình học 4 năm tại ĐH Bách Khoa, sinh viên được Trường cấp bằng chính quy Kỹ sư Điện – Điện tử chương trình Tiên tiến.

Đặc biệt, sau 2 năm học đầu tiên tại ĐH Bách Khoa, sinh viên nếu có nguyện vọng và đạt yêu cầu về học lực, trình độ tiếng Anh, điều kiện tài chính… có thể chuyển tiếp sang một trong các trường ĐH đối tác uy tín sau để học tập và nhận bằng kỹ sư do các trường này cấp: University of Illinois at Urbana-Champaign (Mỹ), The Catholic University of America (Mỹ), Rutgers University (Mỹ), The University of Queensland (Úc), Macquarie University (Úc).

 

Bài: ĐẶNG THÁI HẢI VŨ

Ảnh: HÀ MẠNH QUÂN, NGUYỄN ĐÀO ANH NHẬT

Sinh viên K15 chương trình Tiên tiến ngành Điện – Điện tử (ĐH Bách Khoa)

Bài trước

Bài tiếp