Cách xử lý stress trong mùa thi

Stress cũng có thể lây truyền y như bệnh cúm, bạn tin không? Đây là kết quả từ một nghiên cứu của giáo sư Paula Brough, giảng viên khoa Tâm lý, Đại học Griffith, Úc.

Stress cũng có thể lây truyền y như bệnh cúm, bạn tin không? Đây là kết quả từ một nghiên cứu của giáo sư Paula Brough, giảng viên khoa Tâm lý, Đại học Griffith, Úc.

stress học đường 2

Thi cử + luận văn = stress + rớt môn? Ảnh: Pinterest.

Sinh viên stress nhất là vào mùa thi và mùa cao điểm luận văn. Vậy làm sao để ngăn chặn căn bệnh truyền nhiễm này. Hãy cùng xem một số chia sẻ từ giáo sư Brough về cách nhận biết và đối phó với stress, nhất là vào mùa cao điểm thi cử. 

1. STRESS VÀ NHỮNG DẤU HIỆU

Thay đổi hành vi cư xử: chúng ta trở nên nhạy cảm, hay bồn chồn, lo lắng và dễ cáu gắt với những người xung quanh như bạn bè hay gia đình.

stress học đường cover 4

Dễ nổi giận, cáu kính hay khó ở là dấu hiệu cơ bản nhất của stress. Ảnh: Mindful.org

– Thay đổi giấc ngủ: chúng ta có thể ngủ ít thậm chí là nhiều hơn so với bình thường. Đừng xem thường những dấu hiệu này nhé.

– Ăn vô tội vạ: đây cũng là một điểm cần lưu ý. Khi bạn stress, bạn thường có xu hướng tiêu thụ đồ ăn vặt và thức ăn nhanh nhiều hơn. Lý giải cho điều này, khi bạn stress, cơ thể sẽ sản sinh ra hormon Cortisol giúp bạn chống lại stress bằng cách tăng lượng đường trong máu và tác động vào quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbonhydrate. Vì vậy, bạn sẽ luôn cảm thấy cần bổ sung thức ăn để tăng năng lượng, tăng lượng đường mặc dù cơ thể bạn không thật sự cần chúng. 

stress học đường

Việc đột nhiên thèm ăn cũng là dấu hiệu cần lưu ý trong việc cảnh báo stress. Ảnh: Health24

2. GIẢI PHÁP

– Đừng lười: hay cụ thể hơn là đừng chờ nước đến chân mới nhảy. Việc ép não bộ tiêu hóa cùng lúc một lượng lớn kiến thức khổng lồ thì vừa không hiệu quả vừa mệt!

– Chia để học: lập ra một kế hoạch học tập và theo sát. Việc chia để học giúp bạn quản lý và hệ thống lượng kiến thức một cách hiệu quả hơn. Học đến đâu là chắc đến đó, đến kỳ thi chỉ cần đem ra xào lại là được.

stress học đường 1

Một kế hoạch học tập hợp lý là cách chống stress hiệu quả. Ảnh: Pinterest 

– Thư giãn: cơ thể cũng như một cỗ máy, có thể tắt điện nếu bị quá tải. Vì vậy đừng quên cho phép bản thân được nghỉ ngơi một chút, thư giãn một chút nếu cảm thấy quá tải nhé. Nhớ là một chút thôi, đừng nhiều chút quá cũng hơi mệt.

– Kiếm đồng môn hay học nhóm: “một cây làm chẳng nên non – ba cậy chụm lạm nên hòn núi cao” là đây. Việc kiếm bạn đồng môn hay học nhóm giúp bạn dễ dàng chia sẻ kiến thức cũng như trao đổi và củng cố bài học. Gần đi thi, cùng nhau giải đề cũng là một cách hiệu quả để ôn tập và hệ thống kiến thức, tránh tình trạng một mình gánh cả núi kiến thức rồi sụp đổ.

stress học đường 3

Học nhóm giúp tăng khả năng kết nối và tính tương tác cộng đồng giúp giảm stress hiệu quả. Ảnh: m2c

KẾT

Trong suốt bốn năm đại học, sinh viên sẽ trải qua rất nhiều kỳ thi và các bài kiểm tra, vì vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu của stress và phòng tránh stress là vô cùng cần thiết. Chú ý lên một kế hoạch học tập phù hợp với thời gian và sức khỏe của bản thân, tránh nước đến chân mới nhảy là bạn đã gần như giảm được 50% lý do stress vào mùa thi rồi. Bên cạnh đó, đừng quên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh cảm vặt nhé. 

GRIFFITH UNIVERSITY, ÚC

– Thành lập năm 1881, thuộc top 300 trường ĐH hàng đầu thế giới, top 10 ĐH hàng đầu Úc

– 268 chương trình đào tạo đại học, 382 chương trình đào tạo sau đại học và 38 trung tâm nghiên cứu tại 05 cơ sở của trường

– Chương trình hợp tác với ĐHBK: Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Môi trường (chương trình Liên kết Quốc tế)

  • 100% giảng dạy bằng tiếng Anh
  • 2 năm tại ĐHBK – 2 năm sau chuyển tiếp tại Đại học Griffith, Úc
  • Bằng Kỹ sư chính quy do Đại học Griffith, Úc cấp

QÚY MINH.

 

 

Bài trước

Bài tiếp