Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

Đại học đạt kiểm định quốc tế, sinh viên được gì?

Đại học Bách Khoa vừa đạt kiểm định chất lượng giáo dục HCERES (châu Âu). Từ đây, nhiều bên liên quan được hưởng lợi: người học, nhà trường, doanh nghiệp.

Đại học Bách Khoa vừa đạt kiểm định chất lượng giáo dục HCERES (châu Âu). Từ đây, nhiều bên liên quan được hưởng lợi: người học, nhà trường, doanh nghiệp.

► Đại học Bách Khoa đạt kiểm định HCERES theo tiêu chuẩn châu Âu

► Đại học Bách Khoa: kiểm định quốc tế, hội nhập thế giới

► Chất lượng đại học không phải lời nói suông

DH dat kiem dinh SV duoc giTối qua 13/6/2017, Đại học Bách Khoa TP.HCM (BKU) chính thức trở thành 1 trong 4 trường đại học đầu tiên của Việt Nam được tổ chức kiểm định chất lượng của Pháp HCERES công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định của họ ở cấp trường (Institutional Level). HCERES là thành viên của Hiệp hội Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học châu Âu (ENQA) và Hệ thống Giáo dục đại học châu Âu (EHEA), có giá trị toàn châu Âu.

Điều này có nghĩa gì?

– Người học gia tăng lợi thế cạnh tranh khi tìm việc làm (nhiều công ty nêu rõ ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo đạt kiểm định quốc tế) và học tiếp ở các trường đại học nước ngoài uy tín

– Những trường thuộc cùng hệ thống sẽ công nhận bằng cấp và tín chỉ của nhau, tăng cơ hội hợp tác giáo dục với đại học nước ngoài, thu hút sinh viên quốc tế đến học, tiến tới quốc tế hóa chương trình đào tạo

– Doanh nghiệp có được nguồn tuyển chất lượng từ các chương trình đào tạo đạt kiểm định quốc tế

– Xã hội được thúc đẩy phát triển thông qua các giá trị tích lũy từ người học, nhà trường, doanh nghiệp

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG QUỐC TẾ: LÀ SAO?

Chất lượng giáo dục không thể tự phong, hay chỉ là những lời nói suông. Nó là những cam kết, hành động, và chiến lược cụ thể đầu tư vào chương trình, phương pháp, đội ngũ thầy cô, cơ sở vật chất, sinh viên, dịch vụ, hệ thống quản trị nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị được xã hội công nhận.

Để có và khẳng định chất lượng, có ba việc cần làm:

1. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ (Internal Quality Assurance System – IQAS): để đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường từ đầu vào, quy trình, đầu ra đều đảm bảo có chất lượng cao. Hiện nay IQAS thu thập dữ liệu liên tục, mọi mặt để hoạch định, thực thi, kiểm tra, và cải tiến liên tục (Plan, Do, Check, Act – PDCA). Sau khi đã làm tốt công tác chất lượng nội bộ và yên tâm với chất lượng của mình. Các trường sẽ tiến đến bước 2.

2. Kiểm định chất lượng độc lập (Quality Assessment and Accreditation): tức là đăng ký mời các tổ chức kiểm định chất lượng độc lập, có uy tín đến trường mình xem xét, đánh giá, và công nhận chất lượng của nhà trường. Luật Việt Nam yêu cầu tất cả các trường phải thực hiện kiểm định chất lượng. Kiểm định có thể được thực hiện bởi các 4 tổ chức kiểm định trong nước do Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp phép hoặc do các tổ chức kiểm định quốc tế uy tín được Bộ công nhận.

Cho đến nay, theo thông tin của Bộ thì có khoảng hơn 30 (trên hơn 400 trường toàn quốc) trường đã đạt kiểm định do các trung tâm kiểm định trong nước công nhận. BKU quyết định chọn các tổ chức kiểm định quốc tế HCERES để kiểm định chất lượng của trường.

3. Xếp hạng trường đại học (Ranking): sau khi chất lượng đã được công nhận ở cấp quốc tế thì các trường có thể tiến đến tham gia các bảng xếp hạng trường đại học. Hiện nay do BKU thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM (VNU-HCM) nên chưa tham gia xếp hạng độc lập. Công tác này đã được VNU và BKU chuẩn bị từ 2016 và sẽ triển khai trong giai đoạn tới.

Kiểm định có 2 cấp. Cấp 1 là kiểm định cấp chương trình đào tạo (Program Level), nghĩa là chỉ kiểm định từng chương trình đơn lẻ của trường. Cấp 2 là kiểm định cấp trường (Institutional Level), nghĩa kiểm định toàn bộ, toàn diện, mọi mặt hoạt động của nhà trường. Kiểm định cấp trường phức tạp và thách thức hơn rất nhiều. HCERES là kiểm định chất lượng quốc tế cấp trường đầu tiên của Việt Nam cho đến nay. Bên cạnh kiểm định này, vào tháng 9/2017, BKU cũng sẽ tham gia kiểm định cấp trường theo tiêu chuẩn của châu Á là AUN-QA, bao gồm 25 lĩnh vực với 111 tiêu chí đánh giá.

Về kiểm định cấp chương trình, hiện nay toàn quốc đã có 80 chương trình được các tổ chức quốc tế kiểm định và công nhận chất lượng, trong đó BKU có 22 chương trình, chiếm 1/4 tổng số. Trong đó BKU có các kiểm định quan trọng của ABET (Mỹ), CTI (châu Âu), FIBAA (châu Âu), AUN-QA (châu Á).

 

TS. VŨ THẾ DŨNG – Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa

Bài trước

Bài tiếp