Giám đốc tiếp thị Google Việt Nam: hỏi để thành công

Tốt nghiệp ngành kiến trúc và thiết kế đồ họa, song Nguyễn Phương Anh lại dấn thân mạnh mẽ và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: chuyên viên tạo dáng (stylist), đạo diễn nghệ thuật (art director), thương mại điện tử, và mới đây nhất là giám đốc tiếp thị cho Google tại Việt Nam.

Tốt nghiệp ngành kiến trúc và thiết kế đồ họa, song Nguyễn Phương Anh lại dấn thân mạnh mẽ và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: chuyên viên tạo dáng (stylist), đạo diễn nghệ thuật (art director), thương mại điện tử, và mới đây nhất là giám đốc tiếp thị cho Google tại Việt Nam.

► Điểm thi đứng đầu top tìm kiếm Google 2015

Business Talk No1 Nguyen Phuong Anh 01

Nguyễn Phương Anh – nữ giám đốc marketing trẻ trung và tài giỏi của Google Việt Nam.

Về mặt lý thuyết, có vẻ như công việc hiện tại gây bất lợi cho Nguyễn Phương Anh vì gần như nó không tiệm cận với chuyên môn được đào tạo ban đầu của cô. Song trên thực tế, chính việc trải qua nhiều công việc, vai trò khác nhau lại giúp Phương Anh bổ túc những kinh nghiệm, kỹ năng đáng giá cho nghề nghiệp hiện tại.

Keep asking, là cụm từ được Phương Anh nhắc đến nhiều nhất trong hội thảo chuyên đề Business & Engineer Talk số đầu tiên vào ngày 22/1/2016 vừa qua, do Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM tổ chức, dành cho sinh viên.

Tại Google, Phương Anh nói, hỏi là động từ mà bạn phải không ngừng đặt cho chính mình. Great question leads to great answer, chỉ có tinh thần hiếu tri mới giúp Google (hiện có 6.000 nhân viên khắp thế giới) – khởi sự bằng công cụ tìm kiếm trực tuyến – trở thành hãng dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin thế giới, sở hữu hàng loạt sản phẩm được đông đảo người dùng ưa chuộng như: Gmail, YouTube, Maps, Chrome, Picasa, Android, AdWord, Play, Drive…

Không chỉ biết-đặt-câu-hỏi, mà còn phải dấn thân, kiến tạo điều mới mẻsự khác biệt. Phương Anh nhấn mạnh điều đó với các sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM khi đề cập đến phẩm chất cần có đối với người lao động trí thức hiện đại – nếu muốn thành công.

Theo Phương Anh, biết-đặt-câu-hỏi, dấn thân, kiến tạo điều mới mẻ và sự khác biệt là những phẩm chất cần có của người lao động trí thức hiện đại – nếu muốn thành công.

Cô đưa hai ví dụ trực quan: một là, Christopher Columbus đã không thể là người khám phá ra được châu Mỹ nếu ông không dám tiên phong chọn hải trình phi truyền thống (mặc dầu ý đồ ban đầu là đi đến… Ấn Độ) – đi xuyên Đại Tây Dương thay vì đi vòng xuống phía Nam châu Phi. Thứ hai, những người sản xuất thức ăn cho chó mèo phải tự mình ngửi thử, nếm thử thành phẩm do họ làm ra; chỉ những “món ăn” “ngon” nhất, hoàn thiện nhất mới được phép bày bán ngoài thị trường.

“Theo tôi, nếu chỉ nằm mãi trong vùng an toàn để làm những việc mình đã làm thì sẽ rất buồn chán. Tôi thích học hỏi, khám phá và không ngại đối đầu với thử thách. Tôi nghĩ chính sự trong sáng khi tham gia vào một lĩnh vực mới giúp tôi dám nghĩ dám làm để đạt đến thành công vì tôi chẳng có gì để so sánh với trước đây.”(*) – Phương Anh lần nữa đề cao tính dấn thân.

Người trẻ cần chủ động bước ra khỏi vùng an toàn (comfort zone) để thử thách với những điều mới mẻ.

Phương Anh không ngại chia sẻ khó khăn trong những ngày đầu nhận chức giám đốc tiếp thị Google Việt Nam: cô không phải chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngay sau đó, Phương Anh lao vào cập nhật kiến thức công nghệ, đặc biệt mỗi khi Google sắp tổ chức họp báo ra mắt công nghệ/ dự án mới, cô phải là người nắm chắc, nắm rõ hơn ai hết các thuộc tính của sản phẩm.

“Khi còn trẻ, tôi nghĩ tôi phải giỏi mọi thứ nên cái gì tôi cũng học cho biết. Rồi có người nói với tôi rằng “Never leave a winning team” và tôi đã nghiệm ra nhiều thứ quý báu. Câu nói ấy hàm ý chúng ta đừng nên cố giỏi ở mọi thứ mà chỉ tập trung giỏi trong công việc mình làm và tìm những người giỏi ở các lĩnh vực khác để giúp mình làm tốt mọi mặt. Và chỉ như thế mình mới trở thành “nhân tài quý hiếm” trong lĩnh vực của chính mình.”(*)

Từ kinh nghiệm cá nhân, Phương Anh cũng mạnh dạn chia sẻ lời khuyên cho sinh viên về việc liệu có nên hay không – việc hoàn tất bậc thạc sĩ, tiến sĩ, rồi hẵng đi làm: “Theo tôi, đối với riêng lĩnh vực công nghệ thông tin, 7-8 năm ở giảng đường bằng 100 năm ở bên ngoài. Bạn nên học vừa đủ ở “giảng đường đại học” (nghĩa là cần hoàn tất ít nhất bậc đại học) để có được nền tảng tự học tiếp theo ở “giảng đường thực tế”.

 Từ kinh nghiệm cá nhân, giám đốc tiếp thị Google Việt Nam khuyên các sinh viên ở lĩnh vực công nghệ thông tin nên học vừa đủ ở “giảng đường đại học” để có được nền tảng tự học tiếp theo ở “giảng đường thực tế”.

CÁC XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG TƯƠNG LAI

– Các thiết bị di động thống lãnh toàn bộ mảng duyệt web và tiêu thụ thông tin

– Xuất hiện thiết bị “lai” giữa điện thoại thông minh (smartphone) với máy tính bảng (tablet): phablet

– Thiết bị đeo trên người (wearable) tạo cú hích lớn

– Nở rộ các thiết bị giám sát sức khỏe cá nhân

– Hoạt động mua sắm và thanh toán qua các thiết bị di động chiếm thế thượng phong

Bài, ảnh: THI CA

(*) Nguồn trích: goo.gl/81iwBa

Bài trước

Bài tiếp