Chương trình Pre-University

Là học kỳ được thiết kế riêng cho sinh viên Bách khoa Quốc tế nhằm trang bị vốn tiếng Anh, kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kiến thức nghệ thuật, tư duy phản biện, rèn luyện thể chất… trước khi bước vào môi trường học tập quốc tế tại Trường ĐH Bách khoa và các ĐH đối tác nước ngoài.

Được thiết kế với mục tiêu phát triển toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo định dạng IELTS học thuật; đào sâu các kỹ năng viết luận, thuyết trình. Vượt qua học phần này, sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0, đủ điều kiện vào học học kỳ chính khóa.

Học kỳ Pre-University - Kỹ năng mềm - chương trình Chất lượng cao - Trường Đại học Bách khoa

Kỹ năng mềm

Phát triển các năng lực thiết yếu như giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp – truyền thông, nâng cao cảm thức của bản thân đối với các vấn đề cộng đồng. Trong đó, OISP Camp, Presentation ContestDự án cộng đồng là 3 bài tập thực hành lớn giúp sinh viên ứng dụng kỹ năng được học vào thực tế cuộc sống.

Học kỳ Pre-University, học phần Kỹ năng Xã hội, chương trình Chất lượng cao, Trường Đại học Bách khoa

Kỹ năng xã hội

Gồm nhiều học phần tự chọn như Báo chí, Sân khấu, Thanh nhạc, Nhiếp ảnh, Dẫn chương trình, Nhảy hiện đại, Nhảy đường phố, Tư duy phản biện, giúp sinh viên đào luyện, phát huy các kỹ năng thuộc lĩnh vực nghệ thuật và khoa học xã hội. Tùy theo nhu cầu thực tế mỗi năm mà số lượng môn học có thể thay đổi.

Học kỳ Pre-University - Giáo dục Thể chất - chương trình Chất lượng cao - Trường Đại học Bách khoa

Giáo dục thể chất 1

Một trí tuệ minh mẫn bắt đầu từ một cơ thể khỏe mạnh. Sinh viên Bách khoa Quốc tế thỏa sức lựa chọn bộ môn thể thao yêu thích để rèn luyện thân thể: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bơi lội, Aerobics, Võ thuật, Điền kinh… Sinh viên được tùy chọn môn học và đăng ký tối đa 3 môn trong suốt thời gian học tại trường.

Tổng quan về chương trình Pre-University

Chương trình Pre-University được thiết kế riêng cho sinh viên Bách khoa Quốc tế (Dạy và học bằng tiếng Anh, Tiên tiến, Chuyển tiếp Quốc tế sang Úc, New Zealand/ Nhật, Định hướng Nhật Bản), diễn ra trong 14 tuần, nhằm trang bị vốn tiếng Anh, kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kiến thức nghệ thuật, tư duy phản biện, rèn luyện thể chất… trước khi bước vào môi trường học tập quốc tế tại Trường ĐH Bách khoa và các ĐH đối tác nước ngoài.

Đây là tiền đề cơ bản để sinh viên tiếp cận tinh thần giáo dục khai phóng, nhân bản, bắt nhịp và hòa nhập cùng xu hướng phát triển chung của thế giới.

Nội dung giảng dạy gồm 4 môn học: Tiếng Anh, Kỹ năng mềm, Kỹ năng xã hội, Giáo dục thể chất 1(*).

Thời gian Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy
08:00-11:50 IELTS (nghe, đọc) IELTS Practice (nghe, đọc) IELTS (nói, viết) IELTS Practice (nói, viết) Ôn tập, kiểm tra (4 kỹ năng) Kỹ năng Xã hội
Giáo dục Thể chất 1
13:00-16:50 IELTS (nghe, đọc) IELTS Practice (nghe, đọc) IELTS (nói, viết) IELTS Practice (nói, viết) Ôn tập, kiểm tra (4 kỹ năng)
8:00-11:50/
13:00-16:50
Kỹ năng mềm

Thời khóa biểu tham khảo chương trình Pre-University

(*) Thí sinh trúng tuyển đã đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào thì không cần học môn Tiếng Anh. Thay vào đó, tân sinh viên sẽ học các môn đại cương của ngành trúng tuyển và 3 môn còn lại của học kỳ Pre-University.

Tiếng Anh

1. ĐỐI TƯỢNG

Tân sinh viên chưa có chứng chỉ tiếng Anh (CCTA) IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79 và có kết quả kiểm tra tiếng Anh đầu vào đạt cấp độ Foundation/Elementary, Pre-Intermediate, Intermediate, Upper-Intermediate

2. MỤC TIÊU

Giúp sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0, đủ điều kiện vào học học kỳ chính khóa (main term). Ngoài ra, chương trình đào tạo còn chú trọng nâng cao kiến thức ngữ pháp, phát âm, từ vựng cũng như phát triển tư duy và các kỹ năng khác. Cụ thể như sau:

Kỹ năng IELTS Mục tiêu kỳ vọng
Nghe Nghe hiểu các đoạn hội thoại, giao tiếp và các bài giảng học thuật (ghi chú bài giảng, nghe hiểu và nắm ý chính, thông tin cụ thể…)
Nói Có thể nói về đa dạng các chủ đề trong đời sống hàng ngày và biết cách thể hiện quan điểm cá nhân và tư duy phản biện
Đọc Đọc hiểu và nắm thông tin từ các bài báo học thuật (kỹ năng đọc chuyên sâu, đọc hiểu nội chung chính)
Viết Viết bài luận học thuật phân tích các vấn đề trong xã hội và thể hiện quan điểm cá nhân.

3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

  • IELTS: Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và thực hành toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo định dạng IELTS.
  • EAP (English for Academic Purpose)Tập trung phát triển các kỹ năng nghiên cứu – viết luận, thuyết trình. Cụ thể:
    – Kỹ năng nghiên cứu, viết báo cáo về chủ đề học thuật (EAP Paper) kèm theo minh chứng bởi các số liệu cụ thể. Độ dài bài luận từ 350 từ (Foundation/Elementary) đến 800-1.000 từ (Pre-Intermediate, Intermediate, Upper-Intermediate)
    – Kỹ năng nghiên cứu, viết báo cáo về chủ đề học thuật (EAP Paper) kèm theo minh chứng bởi các số liệu cụ thể. Độ dài bài luận từ 350 từ (Foundation/Elementary) đến 800-1.000 từ (Pre-Intermediate, Intermediate, Upper-Intermediate)
    – Kỹ năng thuyết trình trong vòng 6-8 phút về một chủ đề xã hội

4. CÁCH ĐÁNH GIÁ

Môn học Cách đánh giá
IELTS (thang 100) Bài tập về nhà (Homework) 10%
Bài kiểm tra cuối tuần (End of Week Tests) 20%
Bài thi giữa kỳ (Midterm Exam) 20%
Bài thi cuối kỳ (Final Exam) 50%
EAP (thang 100) Bài báo cáo (Paper) 50%
Thuyết trình (Presentation) 50%

5. CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤ ĐẠO TIẾNG ANH

Hoạt động hỗ trợ Mục đích Ghi chú
Speaking “1 on 1” Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nói với giảng viên Dịch vụ miễn phí
Counselling Hour Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng viết, tư vấn cho sinh viên về phương pháp làm bài
IELTS Resource Center Giúp sinh viên tiếp cận các mẫu đề thi IELTS, làm thử và được chấm điểm
OISP English Club (OEC) Giúp sinh viên có môi trường giao tiếp tiếng Anh, mở rộng vốn từ và tự tin trong kỹ năng nói và thuyết trình
Lớp ôn tập Giúp sinh viên hệ thống các kiến thức căn bản, rèn luyện kỹ năng làm bài thi, rèn luyện kỹ năng kiểm soát thời gian khi làm bài Dịch vụ thu phí

6. ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN TIẾNG ANH

Sau khi hoàn tất chương trình Pre-University, sinh viên thuộc từng cấp độ(*) cần đạt các điều kiện tương ứng để được công nhận đạt chuẩn tiếng Anh vào học học kỳ chính khóa. Xem chi tiết tại Quy định về CCTA đối với sinh viên chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh, Tiên tiến, Chuyển tiếp Quốc tế sang Úc/ New Zealand (khóa 2023).

Lưu ý quan trọng dành cho khóa 2021

  • Thí sinh đã có chứng chỉ IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79/ TOEIC nghe – đọc ≥ 460 & nói – viết ≥ 200 cần liên hệ với chuyên viên tư vấn của Văn phòng Đào tạo Quốc tế để cập nhật CCTA phục vụ cho việc miễn học môn Tiếng Anh trong chương trình Pre-University và công nhận đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào/ chính thức. Cần phân biệt rõ bước này với quy trình nộp CCTA để quy đổi điểm môn Tiếng Anh trong xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa.
  • Hạn chót cập nhật CCTA (dự kiến)
    Chậm nhất 7 ngày trước thời điểm bắt đầu học kỳ chính khóa đầu tiên HK211 (dự kiến vào 6/9/2021). Nếu sinh viên cung cấp thông tin CCTA sau thời hạn quy định thì được xem như chưa có CCTA đạt chuẩn và phải tham gia bài kiểm tra tiếng Anh văn đầu vào để xếp lớp môn Tiếng Anh trong học kỳ Pre-University.
  • Thông tin về lịch thi tiếng Anh đầu vào
    (đang cập nhật)

___

(*) Qua khảo sát thực tế, sinh viên thuộc trình độ Foundation/Elementary và Pre-Intermediate cần học ít nhất 2 học kỳ Pre-University để đạt chuẩn tiếng Anh vào học học kỳ chính khóa

Kỹ năng Mềm

1. MỤC TIÊU

Nhằm hỗ trợ sinh viên học tập tốt khi ở trường, làm việc tốt khi rời trường và là công dân tốt ngoài xã hội, làm chủ bộ kỹ năng 4C, 3P và 2S (như hình dưới). Bộ kỹ năng này là hành trang không thể thiếu góp phần quyết định thành công cho một tri thức trẻ ở thế kỷ XXI, đặc biệt khi bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.Học kỳ Pre-University, Kỹ năng mềm, bộ kỹ năng 4C-3P-2S, chương trình Chất lượng cao, Trường Đại học Bách khoa

2. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

Các bài học lý thuyết tại lớp

  • Kỹ năng nhận thức bản thân
  • Kỹ năng thiết lập mục tiêu và tạo động lực
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Tư duy sáng tạo 1.0
  • Tư duy phản biện 1.0

Các hoạt động/ bài tập thực hành lớn

  • Hội trại OISP (OISP Camp): Là sự kiện dã ngoại, sinh hoạt ngoài trời lớn nhất hàng năm của Trường ĐH Bách khoa, bao gồm nhiều hoạt động tranh tài và vui chơi sôi nổi như thiết kế cổng trại, trò chơi vận động, trình diễn văn nghệ – thời trang, nấu ăn, tiệc nướng khuya, đốt lửa trại… Hoạt động do chính các tân sinh viên Bách khoa Quốc tế tự tay tổ chức thực hiện. OISP Camp là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất đời sinh viên Bách khoa Quốc tế: chỉ sau một mùa trại, các “tân binh” trở nên đoàn kết, gắn bó, thấu hiểu nhau hơn. Đây còn là bài tập thực hành lớn để các sinh viên năm Nhất thực hành và phát triển các kỹ năng mềm đã học trên lớp.
  • Dự án cộng đồng (Community Project): Xây dựng và phát triển ý thức vì cộng đồng, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội là một trong những tiêu chí quan trọng mà nhà trường đặt ra cho sinh viên Bách khoa Quốc tế. Thông qua việc lập nhóm, lên kế kế hoạch, dự trù chi phí, xin tài trợ, triển khai dự án, giải quyết vấn đề… sinh viên được rèn luyện và làm chủ các kỹ năng 4C, 3P, 2S. Liên quan tới Dự án cộng đồng, có ba hoạt động con mà sinh viên sẽ trải qua:
Hoạt động Nội dung
Ngày hội cộng đồng (Community Day) Là dịp để sinh viên tìm hiểu các vấn đề xã hội đương thời của Việt Nam/ thế giới, góp phần nâng cao cảm thức cộng đồng trong sinh viên và định hình ý tưởng cho việc nghiên cứu vấn đề xã hội mà sinh viên sắp thực hiện. Tại Ngày hội cộng đồng, cùng với hội thảo chung, sinh viên còn được chọn hội nghị chuyên đề mà mình quan tâm để tham gia.
Nghiên cứu xã hội (Social Research) Ý tưởng nảy nở từ Ngày hội cộng đồng sẽ được nhóm sinh viên cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu và sau đó sẽ trình bày tại lớp. Bài nghiên cứu của nhóm xoay quanh vấn đề xã hội/ cộng đồng mà nhóm quan tâm và kế hoạch nhóm đề ra để góp phần giải quyết vấn đề đó.
Cuộc thi thuyết trình (Presentation Contest) Thuyết trình là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với các nhà tri thứ/ lãnh đạo tương lai. Vì vậy, ở cuối học kỳ, mỗi lớp sẽ chọn ra nhóm xuất sắc nhất của hoạt động Dự án cộng đồng để tham gia Cuộc thi thuyết trình. Tại đây, sinh viên có cơ hội đứng trước gần 1.000 khán giả (các sinh viên, giảng viên, phụ huynh…) để thể hiện khả năng thuyết trình của mình. Top 5 đội xuất sắc nhất tại cuộc thi này sẽ đoạt vé tham gia chương trình trao đổi văn hóa tại nước ngoài.

3. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Ngoài chương trình đào tạo hấp dẫn và được cập nhật hàng năm, thì điểm nhấn của môn Kỹ năng mềm còn nằm ở đội ngũ giảng viên. Đây là các giảng viên, chuyên gia huấn luyện có học vị cao, tâm huyết với nghề cũng như có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa và và các trường ĐH, trung tâm đào tạo kỹ năng, doanh nghiệp lớn trên địa bàn TP.HCM.

Họ và tên Nơi công tác Họ và tên Nơi công tác
TS. Đặng Đăng Tùng VP Đào tạo Quốc tế TS. Phạm Hồ Mai Anh Khoa Cơ khí
TS. Nguyễn Danh Thắng Khoa Xây dựng ThS. Tạ Hùng Anh Khoa Quản lý Công nghiệp
TS. Hồ Thu Hiền Khoa Xây dựng ThS. Lê Linh Giang  VP Đào tạo Quốc tế
TS. Lương Bảo Bình Khoa Xây dựng ThS. Lê Thị Thảo VP Đào tạo Quốc tế
TS. Lê Thị Hồng Na Khoa Xây dựng ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền VP Đào tạo Quốc tế
TS. Nguyễn Duy Anh Khoa Cơ khí ThS. Phan Thị Thùy An VP Đào tạo Quốc tế
TS. Hà Anh Tùng Khoa Cơ khí ThS. Lu Tùng Thanh VP Đào tạo Quốc tế
TS. Nguyễn Thị Minh Trinh Khoa Cơ khí ThS. Nguyễn Thị Hoàng Liên Khoa Điện – Điện tử

Danh sách giảng viên tham khảo

Kỹ năng Xã hội

Môn học Kỹ năng Xã hội được đưa vào giảng dạy trong chương trình Pre-University nhằm giúp sinh viên đào luyện, phát huy các kỹ năng/ năng khiếu thuộc lĩnh vực nghệ thuật và khoa học xã hội, bao gồm nhiều học phần tự chọn:

STT Tên môn học Nội dung môn học Mã số môn học
1 Kỹ năng Xã hội A Báo chí SP1013
2 Kỹ năng Xã hội B Sân khấu SP1015
3 Kỹ năng Xã hội C Thanh nhạc SP1017
4 Kỹ năng Xã hội D Nhiếp ảnh SP1019
5 Kỹ năng Xã hội E Dẫn Chương trình SP1021
6 Kỹ năng Xã hội F Nhảy Hiện đại SP1023
7 Kỹ năng Xã hội G Nhảy Đường phố SP1025
8 Kỹ năng Xã hội H Tư duy Phản biện SP1027
Giáo dục Thể chất 1

Một trí tuệ minh mẫn bắt đầu từ một cơ thể khỏe mạnh. Tại Trường ĐH Bách khoa, sức khỏe và thể chất của sinh viên luôn được nhà trường đề cao thông qua việc đưa nhiều học phần thể thao tự chọn vào chương trình đào tạo:

STT Nội dung môn học Mã số môn học
1 Bóng đá PE1009
2 Bóng chuyền PE1011
3 Bóng bàn PE1013
4 Bóng rổ PE1015
5 Cầu lông PE1017
6 Bơi lội PE1019
7 Aerobics PE1021
8 Võ thuật (karate, taekwondo) PE1023
9 Điền kinh PE1025

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP), Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM

Tuyển sinh

Chuyển tiếp – Du học

Đối với các chương trình Sau ĐH gồm Thạc sỹ Quốc tế (IMP), Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Tư vấn Quản trị Quốc tế (MCI), vui lòng nhấn vào tên từng chương trình để tìm hiểu thông tin tuyển sinh, học phí, lệ phí và liên hệ tư vấn.