9 kinh nghiệm ôn thi trắc nghiệm môn Toán

Nắm rõ các phương pháp sau, thí sinh có thể ôn, luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán một cách hiệu quả nhất.

Nắm rõ các phương pháp sau, thí sinh có thể ôn, luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán một cách hiệu quả nhất.

10 kinh nghiem on thi trac nghiem 03

► Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2017

► Hướng dẫn giải đề thi minh họa môn Toán của Bộ GD-ĐT

1. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÀI TOÁN TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM

Bài toán tự luận yêu cầu thí sinh phải tự trình bày lời giải một cách tuần tự với đầy đủ các bước để giải quyết vấn đề hoặc tìm ra ẩn số mà bài toán yêu cầu.

Bài toán trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng, tuy nhiên trong bài thi THPT quốc gia sẽ chỉ xuất hiện câu hỏi dạng lựa chọn 1 trong 4 phương án. Tức là cho trước bốn phương án lựa chọn, đáp số bài toán là 1 trong 4 phương án A, B, C hoặc D. Trong đó, có 1 phương án đúng, 3 phương án còn lại là các phương án nhiễu, yêu cầu thí sinh chọn ra phương án đúng mà không cần trình bày các bước giải. Lưu ý, có hai loại phương án nhiễu:

  • Loại 1 – nhiễu xa: phương án này tách biệt với phương án đúng, thí sinh dễ dàng tìm được đáp án ngay, ví dụ: đồ thị hàm bậc ba có 4 điểm cực trị.

  • Loại 2 – nhiễu gần: phương án này gần giống phương án đúng, có khả năng gây “rối” cao cho thí sinh. Để loại được phương án này thí sinh cần phải có kiến thức cơ bản tốt và suy luận tốt.

2. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA TỪNG HÌNH THỨC THI

Tự luận: thí sinh thường vấp phải khó khăn đầu tiên là tìm ra hướng giải, sau đó là cách trình bày ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc… hoặc lời giải hay. Tuy nhiên, thời gian không bị gò bó như làm các câu trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt, nếu không trình bày được lời giải đúng thì thí sinh vẫn nhận được số điểm tương ứng theo kiểu đúng đến đâu, nhận được điểm đến đó.

Trắc nghiệm khách quan: khó khăn lớn nhất là áp lực thời gian, bởi thí sinh phải vận dụng cả kiến thức và kỹ năng để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Có 3 dạng câu hỏi:

  • Câu hỏi dễ: thời gian làm bài là 1 phút

  • Câu hỏi trung bình: thời gian làm bài là 2 phút

  • Câu hỏi khó, cực khó: thời gian làm bài là 3,5 phút

Nếu không chọn được chính xác phương án đúng ở một câu hỏi bất kỳ, thí sinh có thể chọn ngẫu nhiên một đáp án mà vẫn có thể có cơ hội được điểm ở câu hỏi đó.

3. PHẠM VI KIẾN THỨC RA ĐỀ

Gói gọn trong chương trình lớp 12.

4. LĨNH VỰC KIẾN THỨC

Giải tích

  • Hàm số và ứng dụng

  • Mũ, logarit

  • Nguyên hàm, tích phân

  • Số phức

Hình học

  • Khối đa diện

  • Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón

  • Phương pháp tọa độ không gian

5. CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Bảng thống kê câu hỏi theo cấp độ nhận thức (dựa trên đề thi THPT Quốc gia 2017 minh họa của Bộ GD&ĐT)

STT Chuyên đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số câu theo chuyên đề
1 Hàm số 3 4 3 1 11
Vị trí câu 1, 2, 4 3, 5, 6, 7 9, 10, 11 8  
2 Mũ, logarit 1 6 2 1 10
Vị trí câu 13 12, 14, 15, 17, 18, 20 16, 19 21  
3 Nguyên hàm, tích phân 1 3 3   7
Vị trí câu 22 23, 25, 26 24, 27, 28    
4 Số phức 1 3 2   6
Vị trí câu 29 30, 31, 32 33, 34    
5 Khối đa diện, mặt cầu mặt trụ 1 3 2 2 8
Vị trí câu 36 35, 39, 41 37, 40 38, 42  
6 Phương pháp tọa độ không gian 2 3 3   8
Vị trí câu 43, 44 45, 46, 47 48, 49, 50    
Tổng số câu theo mức độ câu hỏi 9 22 15 4 50
Phần trăm kiến thức 52% 18% 22% 8% 100%
 

6. MỘT SỐ HƯỚNG CHÍNH GIẢI BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM

10 kinh nghiem on thi trac nghiem 01Hình

7. THÍ SINH CẦN RÈN LUYỆN CÁC YẾU TỐ GÌ?

Nắm vững các kiến thức cơ bản. Đây là yếu tố tiên quyết nhất để có thể hoàn thành bài thi.

Hiểu rõ bản chất của từng khái niệm Toán học phổ thông.

Sử dụng thành thạo máy tính Casio.

Biết cách vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để xử lý các bài toán ở cấp độ vận dụng cao (như câu 21 của đề thi minh họa Bộ GD&ĐT).

Rèn luyện thật nhiều với các dạng bài/ dạng đề có cấu trúc tương tự đề minh họa để quen với áp lực phòng thi và rèn được phản xạ, từ đó có thể giải quyết câu hỏi trong một khoảng thời gian ngắn.

8. NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM

Nếu chỉ chọn một phương án xuyên suốt cho cả bài thi thì ta cũng sẽ đươc 25% tổng số điểm toàn bài: sai. Bởi đề thi sẽ được thiết kế theo kiểu chọn ngẫu nhiên từ hệ thống. Các câu hỏi và sự sắp xếp các phương án lựa chọn được xáo trộn trong quá trình chọn ngẫu nhiên từ hệ thống thành các đề thi. Do đó, với cùng một câu hỏi các thí sinh khác nhau lại có đáp án đúng rơi vào các phương án khác nhau.

Dựa vào đề mẫu mà học tủ: sai. Hiện nay, đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. Vậy nên với đề mẫu 50 câu mà Bộ công bố vừa rồi không thể nêu hết các vấn đề. Đề thi chính thức có thể lệch với đề mẫu.

9. CHIẾN THUẬT LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM

Làm một lượt cả đề, với những câu dễ, chắc chắn về đáp án có thể khoanh luôn. Gặp câu khó, đừng quá mất thời gian mà hãy tạm bỏ qua và chuyển sang làm câu khác. Sau khi làm xong một lượt đề thi thì mới quay lại để làm tiếp câu đó. Làm được điều này sẽ giúp các em không bị bỏ sót và mất điểm ở những câu dễ do đã mất nhiều thời gian cho câu khó. Nên nhớ, dù là câu khó hay câu dễ thì thí sinh chỉ có thể được tối đa 0,2 điểm cho 1 câu.

Đối với các câu hình học ở mức độ đơn giản cần hạn chế vẽ hình và nếu phải vẽ thì cũng không cần vẽ quá cầu kỳ vì sẽ rất tốn thời gian, cố gắng tưởng tượng là chính.

Ưu tiên làm trước các câu hỏi mà có sử dụng được máy tính Casio.

Tăng cường rèn luyện các dạng bài mà sử dụng kỹ năng loại trừ để tìm ra được đáp án.

TS. LÊ ĐÌNH ĐỊNH (ĐH Quốc gia Hà Nội) – Ảnh: Google Images

Bài trước

Bài tiếp