CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – NGÀNH CỦA MỌI NGÀNH

Cong-nghe-Thong-tin 05

Hiện nay, đến 99% mọi thứ trong cuộc sống này dính dáng đến ứng dụng công nghệ thông tin. Tất tần tật mọi điều: giao lưu, giải trí, việc làm đều có thể tìm được, thấy ngay ở chiếc smartphone nhỏ gọn trong bàn tay đến thế giới đám mây của công nghệ số.

Hiện nay, đến 99% mọi thứ trong cuộc sống này dính dáng đến ứng dụng công nghệ thông tin. Tất tần tật mọi điều: giao lưu, giải trí, việc làm đều có thể tìm được, thấy ngay ở chiếc smartphone nhỏ gọn trong bàn tay đến thế giới đám mây của công nghệ số.

Cong-nghe-Thong-tin 04 Ron-Miller

Ứng dụng của Công nghệ Thông tin len lỏi vào mọi khía cạnh trong đời sống. – Ảnh: RON MILLER

CUNG VẪN CHƯA ĐỦ CẦU 

Và ngành Công nghệ Thông tin vì thế, từ lâu đã là ngành học lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn đam mê công nghệ.

Sự xuất hiện của ngành Công nghệ Thông tin ở Việt Nam tuy không còn quá lạ lẫm, nhưng xem ra mức độ phát triển của ngành này vẫn ít nhiều còn hạn chế. Trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT), chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp (theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông).

Một con số khác trên báo Tuổi Trẻ cho thấy: trong giai đoạn 2013-2015, ngành CNTT ở TP.HCM cần khoảng 23.000-25.000 người lao động mỗi năm; và trong vòng 5 năm tới, cả nước cần 411.000 người. Điều đó đủ cho thấy ngành này chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực. Và theo con số về quy hoạch nhân lực tầm quốc gia, ngành này dự đoán sẽ cần đến 1 triệu lao động trong năm 2020.

Mức lương trung bình của một kỹ sư CNTT mới ra trường hiện nay thấp nhất vào mức 5 triệu đồng. Và rõ ràng, với nhu cầu nhân lực như đã nêu ở trên, mức lương này chắc chắn sẽ phải tăng mạnh ngay trong tương lai gần.

Cong-nghe-Thong-tin 05

Nếu đầu tư xứng tầm cho việc học CNTT, sinh viên ra trường hoàn toàn có thể đứng trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đạt được mức lương mơ ước. – Ảnh: UNM

>> Kỹ sư Phần mềm: chưa bao giờ ngừng “hot”

CÔNG VIỆC CỦA ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO

Theo nhiều cử nhân và sinh viên đang học và làm ở lĩnh vực CNTT, ngành học này rất đa dạng. Thêm vào đó, sự phát triển chóng mặt của công nghệ, của đời sống số luôn đòi hỏi người trong ngành chạy đua cập nhật thông tin, kiến thức liên tục. Nói nôm na, đây là công việc không bao giờ già cỗi và không bao giờ có giới hạn. (Phải chăng, vì thế, nững người làm mảng công việc này luôn năng động, trẻ trung, sáng tạo và hừng hực sức sống?).

Câu hỏi mà cũng chính là câu trả lời của lĩnh vực công việc này là: Muốn đi được xa, cần phải có sự đầu tư tương xứng cho tương lai của chính bản thân, nhất là với một ngành nghề thay da đổi thịt từng ngày như thế.

>> “Càng học càng muốn đi, càng đi càng muốn học”

CƠ HỘI DẪN ĐẦU CỦA NGÀNH HÀNG ĐẦU

Những biện pháp chiến lược về nâng cao trình độ, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận nền tri thức mới đang được các trường đại học (ĐH) kỹ thuật uy tín trong nước đặt lên hàng đầu.

Thực tế, nền CNTT Việt Nam đang dần bắt kịp với thế giới nhờ những nỗ lực liên kết đào tạo giữa trường trong nước với các trường nước ngoài.

Cong-nghe-Thong-tin 01

Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngành CNTT mang đến cho SV môi trường học tiên tiến, đa văn hóa và chất lượng cao. – Ảnh: Flickr

Đó là những cái bắt tay đầy hiệu quả của các trường kỹ thuật lớn trong nước như ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên, với những trường có vị trí cao về đào tạo CNTT trên thế giới như ĐH La Trobe, ĐH Queensland, ĐH Adelaide (Úc)…

Sự liên kết này đã đem đến một môi trường học năng động, luôn luôn cập nhật thông tin mới, kèm với đó là bề dày kinh nghiệm, những phương tiện kỹ thuật tối tân dễ dàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học. Việc liên kết đào tạo này như một cách đi tắt đón đầu đã đem đến cho người trong ngành những cơ hội để theo đuổi ước mơ, thực hiện khát vọng vươn xa trong lĩnh vực CNTT.

Vậy, hãy trở lại với câu hỏi: muốn đi được xa, cần phải có sự đầu tư tương xứng cho tương lai của chính bản thân… nhất là với một ngành nghề thay da đổi thịt từng ngày như thế. Bạn đã đầu tư xứng đáng cho tương lai công việc của mình?

>> 10 lý do chọn học tại Adelaide 

Hiện nay, ở bậc ĐH, Văn phòng Đào tạo Quốc tế  ĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình Liên kết Quốc tế với các trường ĐH danh tiếng của Úc như ĐH Adelaide, ĐH Queensland, ĐH La Trobe về đào tạo Cử nhân Công nghệ Thông tinKỹ sư Phần mềm.

Mô hình đào tạo của chương trình là 2+2, gồm 2 năm học tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm học tại ĐH đối tác (Úc). Nội dung chương trình học tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bằng Cử nhân Công nghệ Thông tin (Bachelor of Information Technology) và Kỹ sư Phần mềm (Bachelor of Software Engineering) do ĐH đối tác cấp có giá trị trên toàn thế giới.

OISP cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác, bao gồm: làm các thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho sinh viên.

Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khóa 2014: trước ngày 16/8.

Để biết thông tin về điều kiện xét tuyển đầu vào và các bước nộp hồ sơ, học sinh và phụ huynh vui lòng truy cập vào đây.

THANH PHONG

Bài trước

Bài tiếp