Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

THỦ TỤC XIN THỊ THỰC DU HỌC CHUYỂN TIẾP

Thị thực du học Úc (Subclass 500) là loại thị thực (visa) dành cho học sinh, sinh viên quốc tế sang Úc du học. Thị thực du học cấp cho toàn bộ thời gian sinh viên học ở Úc.

Sinh viên khai thông tin và nộp hồ sơ xin thị thực trực tuyến trên trang web của Bộ Nội vụ Úc (Department of Home Affairs – DHA). Sau khi nhận được Thư Xác nhận nhập học (Confirmation of Enrollment) từ đại học đối tác, sinh viên có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin thị thực.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để được cấp thị thực du học Úc, sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh như sau:

Hồ sơ cá nhân
  • Thư Xác nhận nhập học (Confirmation of Enrollment) từ đại học đối tác
  • Học bạ và Bằng tốt nghiệp THPT (bản gốc)
  • Chứng chỉ tiếng Anh đạt chuẩn
  • Bảng điểm tại Trường Đại học Bách khoa
  • Thư Trình bày mục đích du học (Genuine Temporary Entrant)
  • Giấy Khai sanh (bản trích lục)
  • CMND/ Thẻ căn cước (bản sao công chứng) và Giấy Xác nhận đổi CMND (nếu có)
  • Sơ yếu lý lịch tiếng Việt (có xác nhận của địa phương)
  • Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng)
  • Hình 4×6 chụp trong vòng 6 tháng (2 tấm)
  • Hộ chiếu (Passport) còn hiệu lực ít nhất 6 tháng và hộ chiếu cũ (nếu có, bản gốc)
  • Tờ khai Chi tiết về thân nhân (Details of Relatives Form)
  • Form 956: Được ủy quyền cho Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) trả lời và nhận kết quả thị thực cho sinh viên
  • Overseas Student Health Cover (OSHC): Bảo hiểm y tế dành cho du học sinh. Sinh viên quốc tế khi sang Úc học bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế cho toàn bộ thời gian học tại Úc.
Hồ sơ tài chánh

Hiện nay, khi khai mẫu đơn xin thị thực trực tuyến, đương đơn cần cung cấp một trong hai thông tin về tài chánh bên dưới. Tùy theo từng trường tiếp nhận, sinh viên có thể được yêu cầu nộp các minh chứng về tài chánh.

  • Giấy Xác nhận số dư tài khoản tiết kiệm của cha/ mẹ: Tối thiểu 1,2 tỉ đồng. Thời điểm mở tài khoản từ 3–tháng trước ngày nộp thị thực.
  • Thu nhập hàng năm của ba/ mẹ/ người bảo trợ tài chánh
U

Bước 2: Khám sức khỏe

Theo quy định của DHA, du học sinh phải khám sức khỏe trước khi sang Úc học tập. Bước khám sức khỏe có thể linh động tiến hành khi nhận được Thư Mời nhập học từ đại học đối tác.

Bước 3: Nộp hồ sơ và thanh toán phí thị thực

  • Bộ phận Chuyển tiếp hướng dẫn sinh viên cách khai thông tin và nộp hồ sơ xin thị thực trực tuyến trên trang web của DHA
  • Phí thị thực: 628,18 AUD(*). Thanh toán trực truyến sau khi nộp hồ sơ bằng thẻ tín dụng Master hoặc Visa.
  • Chụp hình và lấy dấu vân tay: Bắt buộc thực hiện sau khi đã nộp hồ sơ và thanh toán phí thị thực. Bộ phận Chuyển tiếp sẽ hỗ trợ sinh viên đặt lịch hẹn lấy dấu vân tay và chụp hình. Phí chụp hình và lấy dấu vân tay khoảng 478.000 đồng.

(*) Cập nhật ngày 15/6/2020, có thể thay đổi

Bước 4: Xét duyệt hồ sơ và cấp thị thực

Cơ quan xét duyệt thị thực của Lãnh sự quán Úc tại TP.HCM là đơn vị xét thị thực du học của sinh viên. Thời gian xét duyệt tùy theo thời điểm và hoàn cảnh, thông thường tối đa là hai tháng. Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác và đáp ứng các yêu cầu của thị thực du học, Lãnh sự quán Úc sẽ cấp thị thực du học cho sinh viên; ngược lại, Lãnh sự quán Úc yêu cầu sinh viên bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cấp thị thực.

Rủi ro khi xin thị thực du học Úc: Kết quả thị thực du học phụ thuộc vào việc xét duyệt của cơ quan xét duyệt thị thực các nước. OISP và đại học đối tác không thể can thiệp vào quá trình xét duyệt và kết quả thị thực. Tuy nhiên, OISP sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp cho sinh viên đầy đủ giấy tờ mà cơ quan xét duyệt thị thực yêu cầu.

Thủ tục xin thị thực (VISA) du học Úc

Thị thực du học Mỹ (F-1) là loại thị thực dành cho học sinh, sinh viên quốc tế sang Mỹ du học toàn thời gian. Sau khi nhận được Thư Xác nhận nhập học (Confirmation of Enrollment) từ đại học đối tác (I-20), sinh viên có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin thị thực.

Thủ tục xin thị thực (visa) du học Mỹ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để được cấp thị thực du học Mỹ, sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh như sau:

Hồ sơ học vấn
  • Thư Xác nhận nhập học (I-20) từ đại học đối tác
  • Học bạ và Bằng tốt nghiệp THPT (bản gốc)
  • Chứng chỉ tiếng Anh đạt chuẩn
  • Bảng điểm tại Trường Đại học Bách khoa
Hồ sơ cá nhân
  • Giấy Khai sanh (bảo sao trích lục)
  • Chứng minh Nhân dân/ Thẻ Căn cước và Giấc Xác nhận đổi CMND (nếu có)
  • Sổ hộ khẩu
  • Hình 5×5 chụp trong vòng sáu tháng (2 tấm)
  • Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất sáu tháng và hộ chiếu cũ nếu có (bản gốc)
Hồ sơ tài chánh của người bảo trợ tài chánh

Đương đơn cần cung cấp một trong hai thông tin về tài chánh như sau:

  • Giấy Xác nhận số dư tài khoản tiết kiệm của cha/ mẹ: Tối thiểu 1,2 tỉ đồng; thời điểm mở tài khoản từ 3–6 tháng trước ngày nộp thị thực
  • Thu nhập hàng năm của cha/ mẹ/ người bảo trợ tài chánh
Hồ sơ khác

Bước 3: Đóng phí xét đơn xin thị thực tại bưu điện

  • Sinh viên đóng phí xét đơn xin thị thực tại bưu điện (xem danh sách)
  • Phí xét đơn xin thị thực: 160 USD(*)

(*) Cập nhật ngày 15/6/2020, có thể thay đổi

Bước 4: Đặt lịch hẹn phỏng vấn

Sinh viên đặt lịch hẹn phỏng vấn tại đây và cần các thông tin sau để lên lịch hẹn:

  • Số Hộ chiếu
  • Số biên nhận từ Giấy Biên nhận phí xin thị thực của bưu điện
  • Số mã vạch gồm 10 chữ số từ trang xác nhận của DS-160

Bước 5: Phỏng vấn xin thị thực và nhận kết quả

Theo lịch hẹn đã đặt, sinh viên đếnn phỏng vấn xin thị thực tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam:

  • Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội: Tầng 2, Tháp Vườn Hồng, 170 Phố Ngọc Khánh, Hà Nội
  • Tổng Lãnh sứ quán Hoa Kỳ, Tp. Hồ Chí Minh: Số 4 Đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Một số lưu ý

Khi đi phỏng vấn, sinh viên phải mang theo các hồ sơ cá nhân, hồ sơ học vấn, hồ sơ tài chính, lịch hẹn phỏng vấn, trang xác nhận DS-160 và Giấy Biên nhận phí xin thị thực của bưu điện (xem Bước 1). Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.

Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác, đáp ứng các yêu cầu của thị thực du học, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ cấp thị thực du học cho sinh viên; ngược lại, họ sẽ yêu cầu sinh viên bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cấp visa. Kết quả thị thực được công bố ngay sau khi phỏng vấn.

Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ
  • Chuẩn bị và luyện tập trả lời các câu hỏi thường gặp về: Các thông tin liên quan đến chương trình học/ trường mà sinh viên đăng ký, kế hoạch học tập, tài chánh, dự định tương lai sau khi hoàn tất khóa học, v.v.
  • Trung thực, bình tĩnh, tự tin
  • Lắng nghe các câu hỏi thật cẩn thận và suy nghĩ kỹ trước khi trả lời
  • Trả lời các câu hỏi một cách tự tin, rõ ràng, đúng trọng tâm; tránh rối rắm, dài dòng
  • Hồ sơ mang theo khi đi phỏng vấn phải đầy đủ, minh bạch (xem Bước 1)
  • Hít thở thật sâu và là chính mình

Rủi ro khi xin thị thực du học Mỹ: Kết quả thị thực du học phụ thuộc vào việc xét duyệt của cơ quan xét duyệt thị thực các nước. OISP và đại học đối tác không thể can thiệp vào quá trình xét duyệt và kết quả visa. Tuy nhiên, OISP sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp cho sinh viên đầy đủ giấy tờ mà cơ quan xét duyệt thị thực yêu cầu.

Liên hệ tư vấn

Bộ phận Chuyển tiếp – Du học, Văn phòng Đào tạo Quốc tế

Địa chỉ

P.306, Nhà A4, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM

Điện thoại

(028) 7300.4183 – ext. 0 (gặp Mr. Quốc Anh)

Liên hệ Bộ phận Chuyển tiếp - Du học - Văn phòng Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Bách khoa