Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

KỸ SƯ CÔNG NGHỆ HÓA – KỸ SƯ ĐA NĂNG

sinh-vien-chuong-trinh-lien-ket-dam-me-hoa-hocHiện nay, ngành công nghệ hóa học là một trong số bốn nhóm ngành kỹ thuật chủ lực của nước ta đòi hỏi một số lượng lớn nhân lực trong tương lai gần lên tới 10.800 người/năm (theo bảng tổng hợp và phân tích các ngành kỹ thuật, Báo Tiền Phong).

KỸ SƯ ĐA NĂNG

Thầm lặng và gần gũi, đó là mô tả tính chất công việc của một kỹ sư hóa. Thực vậy, bạn sẽ bắt gặp những sản phẩm của họ ở bất cứ đâu cả ngoài đường hay trong nhà, như sơn, thủy tinh, chất dẻo, mỹ phẩm… Đến cả nước rửa chén, kem đáng răng hay kem dưỡng da, đều phải qua bàn tay nghiên cứu, tìm tòi của các kỹ sư công nghệ hóa. Đặc biệt khi ra trường, các bạn sẽ mang những cái tên thật oách: nhà nghiên cứu, nhà kỹ thuật, nhà điều hành hệ thống công nghiệp… Như vậy, tất cả các ngành sản xuất, sản phẩm đều cần có sự đóng góp của ngành này.

Công việc của một kỹ sư công nghệ hóa, dù được xem là ít người biết đến nhưng họ vẫn có một góc riêng để học hỏi tìm tòi, đam mê sáng tạo. Ngành này trên thực tế không hề buồn tẻ, do các kỹ sư công nghệ hóa không chỉ ngồi một chỗ nghiên cứu mà còn đi đây đi đó, thiết kế, phát triển, vận hành các hệ thống kỹ thuật để đưa vào hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Vì thế, ngành này đòi hỏi các kỹ sư có kiến thức cơ bản về nhiều ngành để có cái nhìn bao quát nhất.

sinh-vien-chuong-trinh-lien-ket-dam-me-hoa-hoc

Hóa học không hề là một ngành buồn tẻ, mà trái lại, nó sẽ thổi bùng ngọn lửa đam mê khám phá, tìm tòi trong mỗi người học. – Ảnh: Flickr

RA TRƯỜNG, VÀO ĐÂU?

Có thể nói, ở đâu có sản phẩm và dây chuyền, ở đó có việc làm cho kỹ sư công nghệ hóa. Các bạn có thể hình dung công việc cho các bạn sinh viên ra trường là ở bất kỳ đâu. Thực tế, khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế và chưa phát triển. Nhiều ngành còn thiếu chuyên môn về quản lý công nghệ hóa học, trình độ bảo quản và chế biến thực phẩm, nông nghiệp, quản lý dây chuyền sản xuất các hóa chất… làm giảm giá trị hàng hóa và lợi nhuận cho người sản xuất. Đây là cơ hội tốt cho các kỹ sư công nghệ hóa thỏa sức tìm tòi, phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng xử lý tình huống phát sinh trên dây chuyền.

Hiện nay, ngành công nghệ hóa học là một trong số bốn nhóm ngành kỹ thuật chủ lực của nước ta đòi hỏi một số lượng lớn nhân lực trong thời gian tới lên đến 10.800 người/năm (theo bảng tổng hợp và phân tích các ngành kỹ thuật, Báo Tiền Phong). Nhiều công ty nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao về ngành này như Holcim, Bayer (top 10 thế giới về những công ty có môi trường giúp nhân viên phát triển tốt nhất), Henkel… Mức lương dành cho một kỹ sư khi ra trường dao động từ khoảng 13-15 triệu đồng/tháng (theo Vietnamwork.com).

phong-thi-nghiem-lien-ket-du-hoc

Mức lương dành cho một kỹ sư khi ra trường dao động từ khoảng 13-15 triệu đồng/tháng. – Ảnh: Flickr

ĐỂ ĐI XA HƠN…

Như đã đề cập, trình độ phát triển công nghệ ở Việt Nam còn chưa cao, các ngành đều gặp phải khó khăn trong nghiên cứu, phát triển. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chỉ có một vài trường lớn và danh tiếng mới có khả năng đào tạo ngành này cho phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các công ty lớn. Điều này đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong việc quản lý đầu ra cho nguồn nhân lực.

Trước tình hình đó, để nâng cao chất lượng, một số trường lớn trong nước có liên kết với các trường danh tiếng nước ngoài. Nhờ vậy, sinh viên có đầy đủ môi trường học tập, rèn luyện tiếp cận những kiến thức và kỹ năng. Cơ sở vật chất hiện đại cũng giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều điều kiện thực hành, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Đa phần các bạn chọn Úc làm điểm đến để học tập vì nơi đây tập trung nhiều trường chất lượng cao, đặc biệt là trường top của Úc như Đại học Adelaide. Hiển nhiên, sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội đến gần với các doanh nghiệp nước ngoài hơn khi học ở trong nước. Mặt khác, mức lương trung bình hằng năm tại Úc dành cho kỹ sư công nghệ hóa là 65.441 AUD/năm (tương đương 1,289 tỉ đồng/năm) và cao nhất có thể đạt đến 105.110 AUD/năm (2,071 tỉ đồng/năm) (theo Số liệu về tiền lương quốc gia Úc, xem thêm tại đây).

Trước sự hội nhập của nền giáo dục, nhiều trường đào tạo ngành này như ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM… đang có chính sách nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách liên kết với các trường đại học lớn khác trên thế giới. Nhờ vậy, cơ hôi học ở các trường top trên thế giới không còn quá viển vông và trình độ chuyên môn của các bạn sinh viên Việt Nam ngày càng tiến gần hơn đến tầm quốc tế.

Hiện nay, ở bậc ĐH, Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình liên kết quốc tế với trường ĐH Adelaide (Úc) đào tạo các ngành Hóa dược, Công nghệ Hóa, Công nghệ Thông tin và Kỹ sư Phần mềm, Dầu khí.

Mô hình đào tạo chung của Văn phòng Đào tạo Quốc tế là bán du học: 2+2 hoặc 2,5+2. Sinh viên theo học 2 hoặc 2,5 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM, sau đó chuyển tiếp qua trường đối tác học tiếp 2 năm nữa để nhận bằng kỹ sư, cử nhân do trường đối tác cấp. Nội dung chương trình tại Việt Nam do các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chuyên nghiệp nước ngoài hoặc được đào tạo tại nước ngoài trực tiếp giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình liên kết với ĐH Nagaoka và ĐH Kanazawa, sinh viên học tại ĐH Bách Khoa TP.HCM với sinh viên chính quy đại trà có tăng cường tiếng Nhật, sau đó chuyển tiếp sang ĐH Nagaoka và ĐH Kanazawa và học bằng tiếng Nhật).

Văn phòng Đào tạo Quốc tế cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác. Ngay từ năm nhất, sinh viên và phụ huynh sẽ được tư vấn chọn trường du học phù hợp, điều kiện chuyển tiếp, thủ tục xin thị thực cũng như định hướng học tập, sinh hoạt tại nước ngoài.

Thời gian đăng ký xét tuyển khóa 2014: từ ngày 10/2 đến 16/8.

Học sinh và phụ huynh quan tâm vui lòng truy cập vào đây để biết thông tin chi tiết.

THANH PHONG

Bài trước

Bài tiếp