NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LÀM THÊM KHI DU HỌC ÚC

26/06/21 | Du học Úc | 0 comments

Chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc là vấn đề trăn trở với nhiều du học sinh. Bên cạnh việc nộp đơn xin học bổng hỗ trợ từ chính phủ và trường học, các bạn sinh viên còn có thể đi làm thêm vừa san sẻ bớt gánh nặng với gia đình, vừa trang bị cho bản thân những kĩ năng mềm cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua 3 điều mà các du học sinh cần biết trước khi tìm bắt đầu đi làm thêm tại Úc.

Đi làm thêm giúp sinh viên có thêm thu nhập và học tập những kĩ năng mềm.
Nguồn ảnh: Freepik

1. Những quy định về làm thêm mà du học sinh Úc cần biết

Theo quy định hiện nay, mỗi du học sinh Úc được làm thêm 20 giờ mỗi tuần trong suốt học kỳ và không giới hạn trong kỳ nghỉ. Tuy nhiên, trong thời buổi dịch Covid hiện nay, chính phủ Úc đã nới lỏng giờ làm nhằm hỗ trợ cho sinh viên mùa dịch.

Sinh viên nhận lương qua ngân hàng và phải có mã số thuế.

Bắt buộc phải có mã số thuế thu nhập cá nhân (Tax File Number) trước khi bắt đầu làm việc. Mục đích của việc này là để đảm bảo bạn đóng thuế phù hợp với công việc đang làm. Luật của Úc miễn thuế cho thu nhập dưới $18,200 AUD/năm. Nếu bị trừ thuế thì có thể xin hoàn thuế vào cuối năm tài chính.

Du học sinh muốn làm thêm phải theo học một chương trình học đã được chính phủ Úc phê duyệt.

Du học sinh phải duy trì Bảo hiểm Y tế cho sinh viên nước ngoài (OSHC).

Mức lương tối thiểu một giờ làm thêm ở Úc là 19,84 AUD cho các công việc bán thời gian có ký kết hợp đồng và đóng bảo hiểm; 24,36 AUD đối với các công việc không có hợp đồng.

Sinh viên quốc tế phải đăng kí mã số thuế cá nhân trước khi xin việc làm thêm tại Úc.
Nguồn ảnh: Freepik

2. Những công việc làm thêm phổ biến tại Úc

Một số việc làm thêm phổ biến cho sinh viên tại Úc như:

  • Làm trong ngành bán lẻ như thu ngân, nhân viên bán hàng,… ở siêu thị, trung tâm mua sắm
  • Dịch vụ ăn uống như nhân viên pha chế, phục vụ bàn,…
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng
  • Gia sư dạy kèm ngôn ngữ
  • Trợ giảng cho các lớp học hoặc Quản thư trong thư viện trường
  • Trợ lý văn phòng

Bên cạnh đó, để tiện sắp xếp thời gian cho việc học, rất nhiều du học sinh cũng lựa chọn làm cộng tác viên cho các câu lạc bộ, trung tâm, tổ chức tại trường đang theo học hoặc ngay tại các cơ quan địa phương nơi cư trú.

Làm trợ giảng vừa giúp nâng cao kiến thức chuyên môn, vừa xây dựng mối quan hệ tốt với giảng viên.
Nguồn ảnh: Freepik

3. Cách tìm việc làm tại Úc

Các website tuyển dụng uy tín: Seek, Indeed, JoraAdzuna gợi ý hàng nghìn công việc khác nhau ở mọi lĩnh vực. Sinh viên chỉ cần truy cập vào website, sử dụng bộ lọc để chọn tính chất công việc, địa điểm, thời gian phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi người sau đó gửi thư xin việc cho bên tuyển dụng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể bật thông báo qua email để website tự động chọn lọc việc làm phù hợp và gửi về cho bạn.

Website hoặc bản tin tuyển dụng của trường bạn đang theo học: tất cả các Đại học ở Úc đều có bộ phận chuyên hỗ trợ việc làm cho sinh viên. Đây là nơi mà các bạn nên ưu tiên vì độ tin cậy và nên thường xuyên cập nhật vì số lượng công việc có hạn nên rất nhiều sinh viên khác cũng sẽ tranh thủ nộp đơn giống bạn.

Linkedin: Đây là một trang web nổi tiếng mà bất kì sinh viên nào cũng không nên bỏ qua, hãy cố gắng xây dựng thương hiệu bản thân thật tốt để thu hút các nhà tuyển dụng chủ động liên hệ với bạn.

Các nền tảng công nghệ khác: Ở Úc có một số trang web chuyên cung cấp việc làm theo từng lĩnh vực khác nhau. SuppappScoutjobs dành cho sinh viên có nhu cầu tìm việc làm ở lĩnh vực dịch vụ nhà hàng khách sạn. Đối với những công việc trong lĩnh vực truyền thông, sáng tạo, sinh viên có thể tìm kiếm ở The LoopPedestrian Jobs. Ngoài ra còn có Ethical Jobs dành cho các sinh viên muốn làm việc ở các tổ chức phi chính phủ.

Lời khuyên cho các bạn du học sinh Úc rằng hãy luôn tỉnh táo và sáng suốt khi tìm việc làm, thị trường lao động Úc luôn mở cửa với sinh viên quốc tế, vì vậy hãy tìm cho mình một công việc hợp pháp, được pháp luật bảo hộ và có mức lương tương xứng. Đồng thời cũng đừng quên sắp xếp thời gian hợp lý để dành thời gian cho việc học nữa nhé!

LIÊN HỆ TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC

Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP), Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM

Bạn cần chia sẻ thông tin này

Shares

Bài viết cùng chuyên mục

5 BƯỚC XIN VISA DU HỌC ÚC DU HỌC SINH CẦN BIẾT

Visa là một trong những hồ sơ quan trọng giúp bạn nhập cảnh tại Úc một cách hợp pháp. Vậy quá trình xin visa du học Úc có khó không và bao gồm những bước nào? Tìm hiểu ngay 5 bước xin visa du học Úc 2024 tại bài viết sau. Bước 1 – Xin thư mời nhập học Đầu...

PHẢI LÀM GÌ BÂY GIỜ, BẠN ĐÃ TỐT NGHIỆP!?

Bạn đã dành bốn năm trở lên để học lấy bằng cấp của mình, hoàn thành tất cả các kỳ thi và nộp tất cả các môn học của mình. Bây giờ, thời gian của bạn ở trường đại học đã kết thúc và đã đến lúc suy nghĩ về những gì bạn muốn làm tiếp theo. PHẢI LÀM GÌ SAU TỐT NGHIỆP!?...

7 CÁI “ĐƯỢC” KHI DU HỌC TẠI TIỂU BANG NẮNG ẤM QUEENSLAND

Chọn địa điểm du học phù hợp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Hôm nay, hãy cùng OISP-SAC khám phá về những lợi ích khi đi du học ở bang Queensland, Úc nhé! Bản đồ các bang của Úc. Nguồn: Unplash 1. KHÍ HẬU DỄ CHỊU Queensland được mệnh danh là “tiểu bang nắng...

BẬT MÍ BÍ MẬT VỀ CUỘC SỐNG CỦA DU HỌC SINH TẠI ÚC

OISP-SAC “mách” bạn 6 điều mà chỉ những du học sinh kỳ cựu tại Úc mới biết. Mong rằng sẽ giúp các bạn du học sinh mới qua Úc “dễ sống” hơn. 1. PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI RẺ MÀ TIỆN NHẤT CHO DU HỌC SINH? Những phương tiện công cộng mà các bạn có thể lựa chọn là: Xe điện...

Thông tin du học

→ Du học Úc

→ Du học Mỹ

→ Du học Nhật Bản

→ Học bổng du học

→ Tư vấn du học

→ Hội thảo du học

Bạn muốn du học?

Hãy trao đổi với chuyên viên tư vấn của SAC ngay hôm nay.

* Bắt buộc