Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Chương trình Chuyển tiếp Quốc tế Nhật Bản

(Ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử)

Chương trình chính quy; 2,5 năm đầu học tại Trường ĐH Bách khoa (Cơ sở Lý Thường Kiệt) theo chương trình Tiêu chuẩn (tiếng Việt), tối học tiếng Nhật; 2 năm cuối chuyển tiếp sang học tại ĐH đối tác Nhật, ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nhật, bằng do ĐH Nhật cấp

Tổng quan

Theo khảo sát năm 2022 của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là quốc gia dẫn đầu ASEAN trong việc thu hút các doanh nghiệp Nhật mở rộng đầu tư trong một-hai năm tới, với tỷ lệ khoảng 60% (tăng gần 5% so với năm 2021). Cũng từ JETRO, Nhật Bản đứng thứ hai (chỉ sau Mỹ) về mức độ thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Một trong những lý do thuyết phục doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam làm điểm đến là số lượng người nói tiếng Nhật tại Việt Nam đang dẫn đầu tại ASEAN. Bên cạnh đó, thị trường nội địa tiềm năng của Việt Nam lên tới gần 100 triệu dân là “đất lành” cho doanh nghiệp Nhật “đậu lại” làm ăn dài hạn 10-15 năm.

Giai đoạn 2019-2024, Nhật Bản triển khai chương trình tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài – đặc biệt là lao động kỹ thuật trình độ cao, thông thạo tiếng Nhật, hiểu biết tập quán địa phương, nắm vững các kỹ năng nghề nghiệp hiện đại, kỷ luật và tuân thủ luật pháp Nhật Bản.

Với lịch sử liên kết đào tạo quốc tế từ 1992 đến nay, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) luôn tiên phong mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài. Đón đầu “cơn khát” nhân lực trình độ cao của Nhật Bản do tình trạng già hóa dân số, từ 2007 Trường ĐH Bách khoa chính thức vận hành chương trình Tăng cường Tiếng Nhật (tiền thân của chương trình Chuyển tiếp Quốc tế(*) sang Nhật ngày nay) nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư Việt Nam giỏi chuyên môn, thông thạo ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh cùng kỹ sư bản địa.

Chương trình đào tạo chính quy theo mô hình bán du học: giai đoạn 1 tại Trường ĐH Bách khoa, giai đoạn 2 chuyển tiếp sang học tại ĐH Công nghệ Nagaoka (Nhật).

Chương trình là cơ hội tuyệt vời cho những sinh viên muốn trải nghiệm môi trường giáo dục chất lượng cao tại Nhật với chi phí tiết kiệm 50% so với du học toàn phần cũng như kinh tế hơn so với du học ở Úc, Mỹ, châu Âu.

(*) Năm 2023, chương trình Tăng cường Tiếng Nhật được sáp nhập vào và đổi tên thành chương trình Chuyển tiếp Quốc tế Nhật Bản. Sự điều chỉnh này nhằm tái cấu trúc hệ thống định danh chương trình đào tạo của nhà trường theo hướng tinh gọn, tăng độ nhận diện thương hiệu trong tuyển sinh cũng như hợp tác quốc tế.

Các ĐH hợp tác đào tạo

Nagaoka University of Technology

– Kanazawa University (dừng liên kết từ 2000)

Khung chương trình đào tạo

Thời gian đào tạo: 4,5 năm, gồm 9 học kỳ chính khóa, chia thành hai giai đoạn đào tạo

– 2,5 năm đầu (giai đoạn 1): Học tại Trường ĐH Bách khoa (Cơ sở Q.10) theo chương trình Tiêu chuẩn (giảng dạy bằng tiếng Việt). Song song đó, sinh viên được đào tạo tiếng Nhật liên tục trong 5 học kỳ vào các buổi tối trong tuần, kể cả học kỳ Hè. Ở giai đoạn này, một số môn học chuyên môn có sự tham gia giảng dạy ngắn hạn (bằng tiếng Nhật) của các giáo sư từ Nagaoka University of Technology.

– 2 năm cuối (giai đoạn 2): Chuyển tiếp sang ĐH đối tác Nhật và học tập cùng các giáo sư trường đối tác

Ngôn ngữ giảng dạy: Hoàn toàn bằng tiếng Nhật ở giai đoạn 2

Quy mô lớp học: Tối đa 20 sinh viên/lớp

Bằng cấp: Do ĐH đối tác cấp

Điều kiện xét tuyển và chuyển tiếp 2024 (dự kiến)

Điều kiện xét tuyển chung: Tốt nghiệp THPT

Điều kiện tiếng Nhật sơ tuyển: Không yêu cầu

Các phương thức xét tuyển (thí sinh có thể tùy chọn một hoặc nhiều phương thức xét tuyển)

1. Phương thức 1a. (TTBO) (mã 301): Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, chỉ tiêu: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 1b. (UTXT-T) (mã 303): Ưu tiên xét tuyển thẳng (UTXT-T) thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2024 (theo quy định của ĐHQG-HCM), chỉ tiêu: 5% tổng chỉ tiêu.

2. Phương thức 2. (UTXT) (mã 302): Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của ĐHQG-HCM (danh sách 149 trường THPT do ĐHQG-HCM công bố), chỉ tiêu: 15% ~ 20% tổng chỉ tiêu.

3. Phương thức 3 (NNGOAI) (mã 410): Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, chỉ tiêu: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu

4. Phương thức 4 (PVAN) (mã 414): Xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh dự tính du học nước ngoài, chỉ tiêu: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu. 

5. Phương thức 5 (KHOP) (mã 701): Xét tuyển tổng hợp bao gồm các tiêu chí về học lực (kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT), năng lực khác, hoạt động xã hội, chỉ tiêu: 75% ~ 90% tổng chỉ tiêu.

(Xem chi tiết điều kiện xét tuyển tại đây)

Điều kiện chuyển tiếp

– Đạt tất cả các môn đại cương, cơ bản, chuyên ngành, kể cả bốn môn Anh văn 1-2-3-4

– Không vắng quá 30% số buổi học tiếng Nhật trong từng học kỳ

– Đạt trình độ tiếng Nhật tương đương ≥ JLPT N2

– Tham gia Kỳ thi Du học Nhật (EJU)

– Vượt qua kỳ thi phỏng vấn (bằng tiếng Nhật) chuyển tiếp sang Nagaoka University of Technology được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa(*)

  • Phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Nhật với giáo sư Nagaoka University of Technology
  • Làm bài thi môn Toán, Lý bằng tiếng Nhật
  • Làm bài đọc hiểu bằng tiếng Nhật các nội dung liên quan đến kiến thức đã học

(*) Nếu không đạt điều kiện chuyển tiếp, sinh viên học tiếp chương trình Tiêu chuẩn tại Trường ĐH Bách khoa

Phí xét tuyển, học phí 2024

Phí xét tuyển (không hoàn lại): 1.000.000 đồng

Học phí học kỳ chính khóa: 30.00.000 đồng/học kỳ

(Xem chi tiết lệ phí, học phí tại đây)

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP), Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM

Tuyển sinh

Chuyển tiếp – Du học

Đối với các chương trình Sau ĐH gồm Thạc sỹ Quốc tế (IMP), Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Tư vấn Quản trị Quốc tế (MCI), vui lòng nhấn vào tên từng chương trình để tìm hiểu thông tin tuyển sinh, học phí, lệ phí và liên hệ tư vấn.