Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Chương trình Định hướng Nhật Bản

Chương trình chính quy, giảng dạy bằng tiếng Việt và tăng cường tiếng Nhật (1.200 giờ), học tại Cơ sở Q.10, Trường ĐH Bách khoa cấp bằng

Tổng quan

Việt Nam và Nhật Bản sau 50 năm gắn kết quan hệ ngoại giao đã nâng tầm trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình và thịnh vượng chung ở châu Á và trên thế giới”, bắt đầu từ tháng 11/2023. Dấu mốc này mở ra một kỷ nguyên mới trong hợp tác song phương Việt – Nhật.

Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam: là nước tài trợ ODA lớn nhất, là nhà đầu tư lớn thứ ba và là đối tác thương mại lớn thứ tư. Số lượng người nói tiếng Nhật tại Việt Nam dẫn đầu tại ASEAN, cộng đồng người Việt tại Nhật đứng thứ hai trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Nhật Bản (thông tin cập nhật đến năm 2024).

Việt Nam được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là có tình hình chính trị xã hội ổn định, là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân – đất lành cho doanh nghiệp Nhật đầu tư dài hạn.

Theo kết quả khảo sát năm 2024 của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) về kế hoạch mở rộng kinh doanh của các công ty Nhật Bản, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư triển vọng khi 54,3% doanh nghiệp cho hay kinh doanh có lãi trong năm 2023 và 56,7% doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Đối với các công ty mẹ tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng thứ hai, chỉ sau Mỹ.

Cũng theo khảo sát từ JETRO, trong bối cảnh có hàng loạt dự án đầu tư quy mô lớn vào ngành chế tạo, 42,7% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao, thông thạo tiếng Nhật và có hiểu biết về phong tục, văn hóa Nhật Bản.

Đón đầu làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, từ 2020 Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) chính thức vận hành chương trình Định hướng Nhật Bản (tiền thân là chương trình Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật) nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia kỹ thuật Việt Nam giỏi chuyên môn, thông thạo nhiều ngoại ngữ (Nhật, Anh) và các kỹ năng nghề nghiệp hiện đại, tự tin hội nhập quốc tế. Chương trình kỳ vọng đào tạo ra đội ngũ nhân lực trình độ cao, có thể đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm trong các dự án tại thị trường Nhật và tại các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam.

Chương trình Định hướng Nhật Bản đang được triển khai đào tạo cho hai ngành: Khoa học Máy tínhCơ Kỹ thuật.

Đặc điểm chương trình

Thời gian đào tạo: 4 năm, gồm 8 học kỳ chính khóa

Chương trình đào tạo

– Nội dung chuyên môn dựa trên chương trình Tiêu chuẩn, với sự tham khảo chương trình đào tạo của các ĐH đối tác uy tín như Nagaoka University of Technology, Kanazawa University, Waseda University, Tokyo Metropolitan University (Nhật), The University of Texas at Austin, Illinois University (Mỹ)

– Ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Việt kết hợp đào tạo tiếng Nhật (1.200 giờ) giao tiếp và chuyên ngành cũng như văn hóa Nhật

– Chuẩn ngoại ngữ đầu ra: tiếng Nhật tương đương JLPT ≥ N3 (hướng đến khi tốt nghiệp tương đương N2)

– Chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT đầu ra: MOS (Excel, PowerPoint)

– Cơ hội sang Nhật thực tập ngắn hạn, có thể chuyển tiếp du học 2 năm cuối sang ĐH đối tác Nhật (tùy ngành)

– Học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ lên tới 120% giá trị học phí/suất và nhiều học bổng khác dành riêng cho sinh viên (SV) Bách khoa Quốc tế

– Có triển vọng làm việc lâu dài tại các tập đoàn Nhật với chế độ đãi ngộ như kỹ sư Nhật

Đội ngũ giảng viên: Gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và thạc sỹ của Trường ĐH Bách khoa được đào tạo bài bản ở các ĐH tiên tiến trên thế giới, có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và thành tích nghiên cứu khoa học. Một số môn chuyên ngành ở năm thứ Ba và Tư do các giáo sư ĐH đối tác Nhật sang tham gia giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nhật.

Địa điểm học tập: Trường ĐH Bách Khoa, Cơ sở 1, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM

Bằng cấp: Bằng chính quy do Trường ĐH Bách khoa cấp

Điều kiện xét tuyển 2024

Điều kiện xét tuyển chung: Tốt nghiệp THPT

Điều kiện tiếng Nhật sơ tuyển: Không yêu cầu

Các phương thức xét tuyển (thí sinh có thể tùy chọn một hoặc nhiều phương thức xét tuyển)

1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT: 1-5% tổng chỉ tiêu

2. Ưu tiên xét tuyển, ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT theo quy định của ĐHQG-HCM: 15-20% tổng chỉ tiêu

3. Xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí, bao gồm: kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM; kết quả thi Tốt nghiệp THPT; điểm học bạ THPT; năng lực khác (chứng chỉ, giải thưởng); hoạt động xã hội, văn – thể – mỹ: 60-90% tổng chỉ tiêu

(Xem chi tiết điều kiện xét tuyển tại đây)

Phí xét tuyển, học phí 2024

Phí xét tuyển (không hoàn lại): 1.000.000 đồng

Học phí học kỳ chính khóa: 30.000.000 đồng/học kỳ

(Xem chi tiết lệ phí, học phí tại đây)

Những yếu tố đảm bảo chất lượng chương trình

1. Đội ngũ giảng viên

– Trực tiếp đứng lớp là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và thạc sỹ được đào tạo bài bản ở các ĐH tiên tiến trên thế giới, có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và thành tích nghiên cứu khoa học. Đội ngũ này có ít nhất từ 3-8 năm tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo quốc tế của nhà trường từ 2006 đến nay.

– Cam kết mỗi năm có sự tham gia giảng dạy của 1-2 giảng viên nước ngoài từ các ĐH đối tác uy tín, nhằm cung cấp kiến thức mới nhất về kỹ thuật, công nghệ cho SV

– Ngoài giảng viên chính, chương trình Định hướng Nhật Bản còn bố trí trợ giảng để giúp SV học tập hiệu quả hơn sau giờ lên lớp. Đội ngũ này gồm các giảng viên trẻ và SV năm cuối có thành tích học tập tốt

2. Chương trình đào tạo

– Chương trình đào tạo là chương trình đang áp dụng tại Trường ĐH Bách khoa, kế thừa truyền thống đào tạo chất lượng cao của nhà trường từ hơn 60 năm nay và luôn được cập nhật hàng năm

– Nội dung giảng dạy bằng tiếng Việt kết hợp đào tạo tiếng Nhật (1.200 giờ) giao tiếp và chuyên ngành cũng như văn hóa Nhật, áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, rất chú trọng tương tác và khuyến khích học tập chủ động

– Mục tiêu đào tạo, kiến thức chuyên môn, chuẩn đầu ra có sự tương đồng cao với các ĐH đối tác uy tín. Nhờ đó, SV thuận lợi trong việc chuyển tiếp du học nước ngoài.

– SV tốt nghiệp chương trình Định hướng Nhật Bản có thể học tiếp lên chương trình Thạc sỹ Chất lượng cao.

3. Môi trường học tập quốc tế: Tiếng Anh cũng như tiếng Nhật là ngôn ngữ giảng dạy, học tập và giao tiếp chủ đạo tại các chương trình đào tạo quốc tế của Trường ĐH Bách khoa. Nhờ đó, đã thu hút nhiều thí sinh quốc tế đến từ Lào, Campuchia, Philippines, Myanmar, Pakistan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức, Ai Cập, Zambia, Nigeria… sang học tập. Điều này góp phần tạo nên môi trường học tập quốc tế và đa văn hóa tại nhà trường.

4. Học bổng đa dạng, giá trị cao: SV chương trình Định hướng Nhật Bản có cơ hội tiếp cận các nguồn học bổng phong phú từ các ĐH đối tác, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp. Nhà trường còn dành 10% quỹ học phí để cấp học bổng cho SV có thành tích học tập và hoạt động đoàn hội xuất sắc, cao nhất lên tới 120% giá trị học phí/học kỳ/suất.

5. Hỗ trợ SV nghiên cứu khoa học: Trong cả khóa học, mỗi SV chương trình Định hướng Nhật Bản được ưu tiên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học với giảng viên trong khoa, được hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, giảng viên sẽ hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng viết và nghiên cứu cho SV.

6. Bằng cấp chính quy: SV tốt nghiệp chương trình Định hướng Nhật Bản nhận bằng cử nhân kỹ thuật chính quy do Trường ĐH Bách khoa cấp. Đối với SV chuyển tiếp du học, bằng do ĐH đối tác nước ngoài cấp.

7. Cơ sở vật chất hiện đại

– Nhà trường dành toàn bộ Cơ sở Lý Thường Kiệt rộng 14 ha để phục vụ hoạt động đào tạo quốc tế.

– Phòng học: Tất cả các phòng học dành cho SV Bách khoa Quốc tế đều được trang bị máy lạnh, máy chiếu, Wi-Fi internet, hệ thống âm thanh chất lượng cao… nhằm tạo môi trường học tập tiện nghi và hiệu quả nhất cho SV

– Phòng đa chức năng, phòng học số: Hỗ trợ tối ưu cho các buổi hội thảo chuyên đề, hội nghị nghiên cứu khoa học, giao lưu văn hóa, sinh hoạt chung của SV, cán bộ giảng viên…

– Khu tự học: SV chương trình Định hướng Nhật Bản được khuyến khích và tạo điều kiện tự học mọi lúc, mọi nơi. Từ khuôn viên, hành lang các tòa nhà đến OISP Student Corner A4, Thư viện Trường Đại học Bách khoa, tất cả đều được trang bị các phương tiện cần thiết cho sinh viên tự học hay làm việc nhóm.

– Hệ thống học tập trực tuyến BK e-Learning (BKeL) giúp SV truy cập khối lượng lớn các bài giảng và tài liệu tham khảo, theo dõi trực tuyến các khóa học, tương tác với giảng viên

– SV ngoại tỉnh có thể đăng ký lưu trú tại Ký túc xá Bách khoa (Q.10), đạt chuẩn ba sao, cách trường 1,5 km

9. Hệ thống quản lý chất lượng, quản lý học vụ và dịch vụ SV chuyên nghiệp

– Công tác quản lý SV, học vụ, đào tạo được phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng của nhà trường như Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí & Đảm bảo Chất lượng, Phòng Công tác SV, Trung tâm Hỗ trợ SV. Tất cả các hoạt động này được sự chỉ đạo chặt chẽ từ Ban Giám hiệu nhà trường.

– Trường ĐH Bách khoa là đơn vị tiên phong và có thâm niên trong thiết kế, vận hành và quản trị các chương trình đào tạo quốc tế như: chương trình liên kết cùng University of Tasmania (Úc) (1990), chương trình Việt – Pháp (1997), chương trình MSM MBA liên kết với MSM Hà Lan (1998), chương trình Kỹ sư Tài năng (2002), chương trình Tiên tiến (2006), chương trình Chuyển tiếp Quốc tế qua Úc/ New Zealand (2009)

– Đơn vị điều hành trực tiếp là Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) đã có chứng chỉ ISO 9001:2008 về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức BSI cấp và được tái kiểm định theo định kỳ.

– Hàng năm, mỗi học kỳ, OISP và nhà trường đều tiến hành các khảo sát rộng rãi với SV đang học, cựu SV, nhà tuyển dụng, và nhân viên về chất lượng đào tạo và trên cơ sở đó liên tục cải tiến chất lượng đào tạo và quản trị

– Ở cấp đơn vị giáo dục (institutional level), Trường ĐH Bách khoa đã đạt hai chuẩn kiểm định HCERES (châu Âu) và AUN-QA (Đông Nam Á). Ở cấp chương trình (program level), nhà trường có 29 chương trình được các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế uy tín ABET, CTI, AUN-QA, FIBAA, ACBSP, IFT công nhận. Trên phương diện đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Bách khoa là trường ĐH dẫn đầu của Việt Nam.

– SV được quản lý theo triết lý chú trọng đến từng cá nhân, song vẫn chặt chẽ tuân thủ các quy định về học vụ/ đào tạo nghiêm ngặt của Bộ GD&ĐT, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa

Nhờ những ưu điểm nổi trội nêu trên, từ 2014 tới nay, các chương trình đào tạo quốc tế nói chung và chương trình Chất lượng cao nói riêng của Trường ĐH Bách khoa ngày càng thu hút đông đảo thí sinh có năng lực tham gia xét tuyển. Bảng thống kê sau đây cho thấy rõ điều đó.

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Số thí sinh trúng tuyển và nhập học

438

546

648

711

850

914

1.193

Mức điểm THPT Quốc gia cao nhất (thang 30,00)

28,00

27,00

27,50

29,00

26,60

28,45

29,50

Mức điểm Đánh giá năng lực cao nhất (thang 1.200)

993

1.108

1.118

Mức điểm IELTS cao nhất (thang 9.0)

7.5

7.5

8.0

8.5

8.5

8.0

8.5

Mức điểm TOEFL iBT cao nhất (thang 120)

98

105

104

107

103

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Ban Tuyển sinh, VP Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM)

Đối với Chương trình Kỹ sư Việt – Nhật (VJEP) và các chương trình Sau ĐH gồm Thạc sỹ Chất lượng cao (IMP), Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Tư vấn Quản lý Quốc tế (MBA-MCI), vui lòng nhấn vào tên từng chương trình để xem chi tiết thông tin tuyển sinh, học phí, lệ phí và liên hệ tư vấn.