Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

NGÀNH DẦU KHÍ – TRUNG TÂM CỦA SỰ ƯU ÁI

37581505“…Với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của ngành này, nhà nước đang có nhiều kế hoạch thúc đẩy sự phát triển, ưu tiên nhiều về vốn và nhân lực phục vụ ngành dầu khí…”

 

 

Dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta hiện nay. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam đã cho thấy phần nào lợi thế và tiềm năng phát triển của ngành này trong tương lai khi trữ lượng khai thác ước tính của Việt Nam đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong Đông Nam Á (Theo Tạp chí Tài chính). Với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của nó, nhà nước đang có nhiều kế hoạch thúc đẩy sự phát triển, ưu tiên nhiều về vốn và nhân lực phục vụ ngành này. Việt Nam được xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 31 trên thế giới về sản lượng dầu thô và khí đốt. Với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của ngành này, nhà nước đang có nhiều kế hoạch thúc đẩy sự phát triển, ưu tiên nhiều về vốn và nhân lực phục vụ ngành dầu khí.

Ngành dầu khí có mức đóng góp khoảng 20 – 25% GDP hàng năm của Việt Nam. (Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Ngành này còn là một trong số ít những ngành có sự phát triển cao và đều đăn, tỉ lệ phát triển luôn ở mức hai con số trong khi những ngành khác đang trên đà sụt giảm. Ngành dầu khí sẽ còn tăng mạnh khi Tập đoàn dầu khí Việt Nam có quyết định về kế hoạch đầu tư thăm dò và khai thác với tổng giá trị lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng trong năm 2014, hứa hẹn sự phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

ky-su-dau-khi-lien-ket-du-hoc-uc

CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN LỰC

So với thứ hạng cao về trữ lượng dầu tự nhiên, Việt Nam lại có thứ hạng khai thác chưa cao vì rào cản trình độ. Điều này có nghĩa trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong ngành này sẽ tập trung tối đa hóa hiệu suất để năng cao sản lượng khai thác cho tương xứng với vị thế hiện nay. Để làm được như vậy, ngành dầu khí, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, đã và đang đặt ra những chiến lược phát triển ngay từ sớm những thế mạnh của mình, đặc biệt hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để phục vụ trong tương lai. Bên cạnh đó, trình độ phát triển ngành dầu khí của Việt Nam còn thấp, thiếu nhân lực có trình độ cao dẫn đến sự đầu tư tìm kiếm của các doanh nghiệp lớn. Thế nên, tiềm năng phát triển của các kỹ sư ngành dầu khí rất cao. Thậm chí nhiều tập đoàn lớn sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí để đào tạo ngay từ năm nhất với những chính sách thu hút học viên rất đáng quan tâm.

Ở Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của một kỹ sư dầu khí vào khoảng 20 triệu đồng/tháng tức khoảng $12.000/năm. Hiển nhiên, ngành dầu khí luôn là ngành có mức lương cao nhất trong các đơn vị trực thuộc Bộ Công thương (Theo Tập đoàn dầu khí Việt Nam).

10217461543 5d74cbdbd1 b

“CON ÔNG CHÁU CHA” MỚI LÀM NGÀNH DẦU KHÍ?

Theo nhiều nguồn tin không chính thức từ các diễn đàn, nhiều bạn chia sẻ rằng ngành này cần phải có mối quan hệ thân thiết với những người trong ngành mới có chỗ đứng và thăng tiến. Điều này là không chính xác. Bởi vì trong thời đại cạnh tranh về vị trí của các tập đoàn, sự đào thải không bị lệ thuộc bởi mối quan hệ mà được quyết định bởi trình độ và kỹ năng của những người làm việc trong đó. Bởi các tập đoàn thực sự nhìn thấy giá trị cốt lõi cho sự phát triển bền vững, mà không hề có yếu tố “ruột thịt” nào ở đây. Minh chứng là nhiều sinh viên Việt Nam học tập tại nước ngoài và không hề có “người quen” nào ở trong nước vẫn làm ở các tập đoàn lớn và giữ vị trí cao. Các bạn này đều được học tập và làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và mang tính ứng dụng cao, nhờ đó những kiến thức đạt được đều rất hữu ích cho công việc sau này. Các trường đại học lớn trên thế giới đặc biệt là Úc cung cấp rất tốt những điều kiện này, ví dụ như đại học Adelaide. Điều này chỉ ra rằng phải có năng lực chuyên môn và kỹ năng vững vàng mới có thể đạt được những vị trí tương xứng.

Theo chia sẻ từ các doanh nhân, kỹ sư làm việc trong ngành này, những sinh viên “đủ giỏi” sẽ có được nhận. “Đủ giỏi” ở đây là đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, tiêu chí. Thứ nhất, phải thực sự có năng lực chuyên môn và có vốn Tiếng Anh cơ bản phục vụ các công việc. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng là một phần không thể thiếu. Trong quá trình học tập, sinh viên có thể tự trau dồi, rèn luyện những điều trên nếu có đủ động lực và phương pháp đúng đắn.

PVgas

CƠ HỘI RỘNG MỞ

Sự phát triển của ngành dầu khí cũng kéo theo những ngành liên quan phát triển vượt bậc. Theo chiến lược phát triển ngành dầu khí của chính phủ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 “Phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế”. Điều này nghĩa là các ngành phụ trợ cho dầu khí như dịch vụ dầu khí, chế biến, cất trữ cũng sẽ phát triển với mức tương xứng và các kỹ sư ra trường hoàn toàn có thể làm những công việc liên quan miễn có đủ tự tin về kiến thức và kỹ năng. Từ đó, cánh cửa nghề nghiệp cho các bạn học ngành dầu khí không bó buộc trong chuyên môn mà có thể “lấn sân” sang các loại hình khác để thử thách bản thân.

6724515987 353f1c3480 o

Như vậy, ngành dầu khí ở nước ta thực sự “hot” và vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực này, cơ hội được làm việc và phát triển trong ngành này đối với mỗi bạn sinh viên là như nhau. Quan trọng ở ý chí phấn đấu và năng lực, thể hiện trong quá trình học tập, rèn luyện của mỗi người ngay từ khi mới bước chân vào đại học. Thành quả sẽ chỉ thực sự đến với những ai có động lực, mục tiêu rõ ràng và sự đầu tư hợp lý cho tương lai của chính bản thân sau này.

Tham khảo các bài viết về chương trình Kỹ sư Dầu Khí tại đây.

dau khi 1

THANH PHONG

Bài trước

Bài tiếp