Nghề này áp lực cạnh tranh rất cao, phải thường xuyên làm việc tại nhà giàn hoặc đi khảo sát dài ngày tại hiện trường. Do đó, kỹ sư dầu khí phải thật sự giỏi nghề và có sức khỏe tốt mới trụ vững.
Nghề này áp lực cạnh tranh rất cao, phải thường xuyên làm việc tại nhà giàn hoặc đi khảo sát dài ngày tại hiện trường. Do đó, kỹ sư dầu khí phải thật sự giỏi nghề và có sức khỏe tốt mới trụ vững.
Dầu khí là lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi trình độ nhân lực cao và sức khỏe tốt.
LƯƠNG TỪ 500-1.000 USD
Theo tiến sĩ Tạ Quốc Dũng – phó khoa phụ trách đào tạo, Khoa Kỹ thuật địa chất – dầu khí, ĐH Bách Khoa TP.HCM, hơn 50% kỹ sư Dầu khí ra trường đều có việc làm phù hợp với nguyện vọng.
SV tốt nghiệp ngành dầu khí có thể làm các công việc như: kỹ sư thực hành, nhà quản lý các dự án về dầu khí, nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dầu khí, các công tác hỗ trợ dịch vụ cho các công ty dầu khí, nhà tư vấn…
>> KỸ SƯ KHOAN DẦU KHÍ – NGHỀ ĐI SAU VỀ SỚM
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai ít nhất 5-10 năm tới là rất dồi dào.
Ông Dũng cho biết thêm ở ngành này, tùy các bạn trẻ làm việc cho công ty, doanh nghiệp trong hay ngoài nước mà mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 500-1.000 USD/ tháng.
“Có trường hợp sau năm năm đi làm, có những cựu sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM làm dầu khí có mức thu nhập trên 10.000 USD/tháng. Đây là những người thực lực xuất sắc, giỏi tiếng Anh và có trình độ kỹ năng mềm đạt theo chuẩn quốc tế” – tiến sĩ Dũng nói.
Đánh giá về thị trường lao động ngành dầu khí, theo ông Dũng, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này ở hiện tại và tương lai ít nhất 5-10 năm tới là rất dồi dào, bởi ở nước ta hiện nay đang tiếp tục mở rộng khai thác dầu tại các mỏ nhỏ và các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng tăng.
Song ông Dũng lưu ý: nghề này áp lực cạnh tranh rất cao, phải thật sự giỏi nghề và yêu nghề mới trụ vững.
TIẾNG ANH GIỎI CÓ LỢI THẾ
Là một người làm việc trong ngành, kỹ sư khoan Bùi Thanh Sơn – Công ty Baker Hughes tại Việt Nam – cho biết điều kiện làm việc nghề này nhiều thử thách và áp lực cao khi kỹ sư dầu khí thường xuyên phải làm việc tại nhà giàn hay đi khảo sát dài ngày ngoài hiện trường, nhất là trên biển. Do đó, ngoài chuyên môn giỏi còn yêu cầu sức khỏe, thể lực tốt.
“Trong lĩnh vực dầu khí, hiện nhân lực về ngành khoan, khai thác dầu và lọc hóa dầu cần nhân lực nhất” – ông Sơn cho biết.
>> NGÀNH DẦU KHÍ – TRUNG TÂM CỦA SỰ ƯU ÁI
Thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ sư dầu khí.
Về phía nhà tuyển dụng, bà Đặng Thị Thanh Thảo – trợ lý tuyển dụng Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Schlumberger Việt Nam – cho biết hiện công ty có nhu cầu tuyển ở nhiều vị trí, làm việc tại văn phòng hoặc tại nhà giàn.
Theo bà Thảo, để làm việc trong ngành dầu khí, nhà tuyển dụng đặt ra những yêu cầu cao cho các ứng viên. Đó là phải giỏi chuyên môn lẫn kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin… Bên cạnh đó, thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc.
“Nghề này thu nhập được đánh giá khá ổn nên đầu vào tuyển chọn cũng không hề dễ dàng” – bà Thảo nói.
Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang vận hành chương trình Liên kết Quốc tế (2+2) và Chất lượng cao (4+0) ngành Dầu khí. Cả hai chương trình học đều hoàn toàn bằng tiếng Anh, do các giảng viên ĐH Bách Khoa TP.HCM đảm nhiệm, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngay từ học kỳ đầu tiên. Với chương trình Liên kết Quốc tế, sinh viên học 2 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM (cơ sở Lý Thường Kiệt) và 2 năm còn lại tại ĐH Adelaide (top 8 trường ĐH hàng đầu Úc). Bằng do ĐH Adelaide cấp có giá trị quốc tế. Với chương trình Chất lượng cao, sinh viên học 4 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM (cơ sở Lý Thường Kiệt). Dự kiến có 2-4 môn do các giáo sư ĐH đối tác sang giảng dạy. Bằng chính quy do ĐH Bách Khoa TP.HCM cấp. |
THI CA tổng hợp từ Tuổi Trẻ – Ảnh: internet