Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Phương thức xét tuyển thí sinh dự tính du học Úc, Mỹ, New Zealand

Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) – Văn phòng Đào tạo Quốc tế thông báo phương thức xét tuyển dành cho thí sinh có dự tính du học Úc/ Mỹ/ New Zealand theo chương trình Chuyển tiếp Quốc tế năm 2024.

Chương trình Chuyển tiếp Quốc tế của Trường Đại học Bách khoa dành cho các thí sinh có dự tính du học nước ngoài. – Hình: OISP

Tuyển sinh chương trình Chuyển tiếp Quốc tế1 sang Úc/ Mỹ/ New Zealand của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) năm 2024.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có dự tính du học nước ngoài

(Thí sinh không đạt điều kiện tiếng Anh sơ tuyển thì không thể tham gia dự tuyển)

  • Thí sinh có một trong các chứng chỉ tiếng Anh IELTS ≥ 4.5/ TOEFL iBT ≥ 34/ TOEIC nghe-đọc ≥ 400 & nói-viết ≥ 200/ PTE ≥ 28/ Linguaskills ≥ 153/ PET ≥ 153/ FCE ≥ 153/ CAE ≥ 153.
  • o Nhà trường cũng chấp nhận chứng chỉ Duolingo English Test (DET) ≥ 65 trong trường hợp thí sinh không có các chứng chỉ nêu trên. Tìm hiểu thông tin về DET tại bkoisp.info/sotuyenAV.
  • Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
    • Điểm trung bình cả năm của lớp 10, 11, 12 ≥ 7,0;
    • Điểm trung bình cả năm lớp 10, 11, 12 của các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển ≥ 7,0;
    • Tổng điểm thi Tốt nghiệp THPT của các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển ≥ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với điểm thi tốt nghiệp THPT trong phương thức xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí năm 2024.
      Thí sinh vẫn được đăng ký dự tuyển khi chưa có kết quả thi Tốt nghiệp THPT. Hội đồng Tuyển sinh sẽ xét bổ sung điều kiện này khi thí sinh có điểm thi Tốt nghiệp THPT và gởi minh chứng cho Trường.
  • Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
    • Điểm trung bình học tập (GPA) của 3 năm học ≥ 2.5 (thang 4) hoặc ≥ 65% (thang 100%); hoặc
    • Kết quả các kỳ thi chứng chỉ quốc tế2 đạt mức tối thiểu trong bảng bên dưới. Các chứng chỉ quốc tế khác chưa được thể hiện trong bảng trên sẽ được Hội đồng tuyển sinh xem xét và phê duyệt theo từng trường hợp.
Kỳ thi chứng chỉ quốc tếĐiểm tối thiểuThang điểm
SAT – Scholastic Assessment Test595 mỗi phần thi1.600
ACT – American College Testing2436
IB – International Baccalaureate2642
A-Level – GCE Advanced Level (do University of Cambridge/ EdExcel cấp)• Môn Toán và môn Khoa học ≥ B-A
• Các môn còn lại ≥ C-A
Thang A-E, cao nhất là A
ATAR – Australian Tertiary Admission Rank70Thang 99.95

Thí sinh được đăng ký tối đa 03 nguyện vọng vào chương trình Chuyển tiếp Quốc tế của Trường ĐHBK (có phân biệt thứ tự nguyện vọng).

BƯỚC 1: Truy cập cổng đăng ký tuyển sinh của Trường ĐHBK (mybk.hcmut.edu.vn » Mục 12. Đăng ký Xét tuyển ĐH-CĐ hoặc mybk.hcmut.edu.vn/tuyensinh) từ ngày 15/5/2024 để điền thông tin xét tuyển:

  • Điền các thông tin cá nhân: ở mục “Sơ yếu lý lịch”, “Học bạ THPT
  • Tải lên “Hồ sơ ảnh”: các hình ảnh hồ sơ theo quy định bên dưới.
  • Điền thông tin xét tuyển ở mục “Xét tuyển” » “Thông tin xét tuyển
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
    • Phiếu đăng ký xét tuyển in từ cổng thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa (xem thêm hướng dẫn ở bảng dưới)
    • Bài luận giới thiệu bản thân (xem yêu cầu chi tiết ở bảng dưới)
    • Bản sao công chứng Căn cước công dân
    • Bản sao công chứng Học bạ THPT
    • Bản sao Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế/ kết quả thi DET
    • Hồ sơ minh chứng các thành tích khác (nếu có)
    • Phí dự tuyển: 1.000.000 đồng (không hoàn lại).
      Thí sinh dự tuyển vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, Tiên tiến, Chuyển tiếp Quốc tế bằng 01 hoặc nhiều phương thức chỉ đóng phí dự tuyển này 01 lần duy nhất.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
Với Phiếu đăng ký “XÉT TUYỂN THÍ SINH CÓ DỰ TÍNH DU HỌC NƯỚC NGOÀI VÀO CT CHUYỂN TIẾP QUỐC TẾ (ÚC, MỸ, NEW ZEALAND) đã in ra, thí sinh:
• Dán hình 4×6
• Điền thông tin ở phần Cam kết về khả năng tài chính: Đánh dấu chọn các nguồn tài chính của gia đình và ghi giá trị ước tính của nguồn tài chính
• Đánh dấu chọn ở các ô Tôi cam kếtTôi hiểu rằng
• Ký tên và ghi rõ họ tên (cả thí sinh lẫn phụ huynh)
YÊU CẦU BÀI LUẬN
Ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Anh
Hình thức: Viết tay hoặc đánh máy
Số lượng từ: 600-1.000
Nội dung bài luận (gợi ý)
• Phần 1: Giới thiệu về bản thân
• Phần 2: Lý do chọn chương trình Chuyển tiếp Quốc tế, ngành học, đại học đối tác
• Phần 3: Tóm tắt lịch sử xin thị thực ở các nước (nếu có)
• Phần 4: Tóm tắt tình hình tài chính của gia đình (thu nhập hàng năm, tài chính chuẩn bị cho việc du học)
• Phần 5: Kế hoạch học tập, kế hoạch chuẩn bị du học giai đoạn 2 sang đại học đối tác nước ngoài và dự định sau tốt nghiệp
CÁCH THỨC ĐÓNG PHÍ DỰ TUYỂN
Thí sinh chuyển khoản phí dự tuyển đến tài khoản ngân hàng của Trường ĐH Bách khoa, cụ thể như sau:
• Tên tài khoản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
• Số tài khoản: 0421000789789
• Ngân hàng: TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương – TP.HCM
• Nội dung chuyển khoản theo cú pháp: [Số CCCD] – [Họ tên thí sinh] – Phi du tuyen
Ví dụ: 01234567891012 – Nguyễn Văn A – Phi du tuyen
Thí sinh dự tuyển cùng lúc vào chương trình Chuyển tiếp Quốc tế sang Úc, Mỹ, New Zealand cũng như Dạy và học bằng tiếng Anh, Tiên tiến, Định hướng Nhật Bản, Chuyển tiếp Quốc tế sang Nhật chỉ đóng phí dự tuyển 01 lần duy nhất.

BƯỚC 2: Tạo hồ sơ đăng ký nguyện vọng xét tuyển (ở mục Trang chủ » Xét tuyển thí sinh có dự tính du học nước ngoài)

BƯỚC 3: In phiếu đăng ký “XÉT TUYỂN THÍ SINH CÓ DỰ TÍNH DU HỌC NƯỚC NGOÀI VÀO CT CHUYỂN TIẾP QUỐC TẾ (ÚC, MỸ, NEW ZEALAND)” và nộp bộ hồ sơ theo một trong hai cách sau:

  • TRỰC TIẾP: Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Bách khoa, Kiosk OISP (đối diện Phòng Đào tạo), Trường Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM. Điện thoại: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798;
  • TRỰC TUYẾN QUA EMAIL:
    • Thí sinh chụp đầy đủ các mặt của hồ sơ, đặt tên file theo thứ tự, soạn e-mail với tiêu đề HS CTQT – [Họ và tên]
    • Gửi e-mail hồ sơ tới địa chỉ: tuvan@oisp.edu.vn

BƯỚC 4: Tham dự buổi phỏng vấn với Hội đồng phỏng vấn

  • Hình thức:
    • Trực tiếp đối với thí sinh đang học tập tại TP.HCM
    • Trực tuyến đối với thí sinh còn lại
  • Nội dung & mục đích phỏng vấn:
    • Khả năng học đại học và sự phù hợp với ngành nghề
    • Kế hoạch học tập ở nước ngoài rõ ràng
    • Xác minh năng lực tài chính của thí sinh và gia đình
NHỮNG ĐIỂM THÍ SINH CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA PHỎNG VẤN
• Thời lượng phỏng vấn: 30 phút
• Đến địa điểm phỏng vấn/ đăng nhập tài khoản Google Meet trước buổi phỏng vấn ít nhất 10 phút
• Chuẩn bị camera rõ hình, micro rõ tiếng; khuyến khích dùng tai nghe để tránh tạp âm
• Kiểm tra kết nối internet, tránh ngắt quãng, mất mạng trong quá trình phỏng vấn
• Trang phục lịch sự, không gian xung quanh phù hợp, ngăn nắp, đủ ánh sáng
• Chào hỏi, tương tác qua cử chỉ, hành vi bằng mắt; chú ý dáng ngồi nghiêm chỉnh
• Bình tĩnh, tự tin, tập trung trả lời ý chính của câu hỏi, tránh trả lời lan man

BƯỚC 5: Nhận kết quả xét tuyển3

BƯỚC 6: (Chỉ thực hiện nếu được công bố đủ điều kiện trúng tuyển) Khi cổng đăng ký tuyển sinh của Bộ GD&ĐT mở, thí sinh đăng ký xác nhận việc sử dụng kết quả này trong tuyển sinh.

  • Dựa vào số lượng hồ sơ thực tế, quy định các mốc thời gian tuyển sinh hằng năm, nhà trường sẽ sắp xếp các đợt phỏng vấn. Mỗi đợt phỏng vấn sẽ gồm các phiên phỏng vấn theo ngành/ nhóm ngành hoặc theo Khoa.
  • Thí sinh được đánh giá kết hợp năng lực học thuật (kết quả học tập ở bậc THPT, trình độ tiếng Anh, bài luận…), và năng lực phỏng vấn:
    Điểm xét tuyển = 70% x Điểm năng lực học thuật + 30% x Điểm năng lực phỏng vấn.
  • Trong đó, điểm năng lực phỏng vấn là trung bình cộng điểm đánh giá của các thành viên Tổ Chuyên môn dựa trên các tiêu chí: năng lực nhận thức về ngành học dự tuyển, kế hoạch du học, phong thái và kỹ năng phỏng vấn.
Hoạt độngMốc thời gian
Nhận hồ sơ dự tuyểnTừ 15/5 đến trước 17g00 10/6/2024
Tổ chức cho thí sinh phỏng vấn với Hội đồng Tuyển sinh12-22/6/2024
Công bố kết quả trúng tuyểnTrước 17g00 ngày 10/7/2024 (dự kiến)
  • Trường hợp cần xét tuyển bổ sung: theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo
  • Thời gian công bố kết quả trúng tuyển chính thức và xác nhận nhập học: theo kế hoạch của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

  1. Tiền thân của chương trình Chuyển tiếp Quốc tế (Transfer Program) là chương trình Liên kết Quốc tế (Articulation Program) của Trường Đại học Bách khoa, do Văn phòng Đào tạo Quốc tế vận hành từ 2006-2020. ↩︎
  2. Thông tin Trường Đại học Bách khoa trên các hệ thống tiếp nhận chứng chỉ tuyển sinh quốc tế như sau:
    Ho Chi Minh City University of Technology
    • IB: Institute Code 038864
    • SAT: DI Code 7613
    • ACT: 1797
    * Đối với A-Level và ATAR, thí sinh chỉ cần nộp bản sao công chứng trong bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển. ↩︎
  3. Kết quả xét tuyển dự kiến được thông báo qua e-mail; kết quả xét tuyển chính thức được công bố và có thể tra cứu trên website MyBK. ↩︎

Bài trước

Bài tiếp