Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Thăm nhà máy sản xuất axít amin hàng đầu thế giới

Ajinomoto-fieldtrip 01Chuyến tham quan thực tế Công ty Ajinomoto Việt Nam (nhà máy Biên Hòa) sáng 17/11 mang đến cho chúng tôi, những sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM ngành Công nghệ HoáHoá Dược (chương trình Liên kết Quốc tế 2+2) và Kỹ thuật Hóa học (chương trình Chất lượng cao 4+0), nhiều kiến thức bổ ích về glutamate – sản phẩm chủ lực của đơn vị này.

Chuyến tham quan thực tế Công ty Ajinomoto Việt Nam (nhà máy Biên Hòa) sáng 17/11 mang đến cho chúng tôi – những sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM ngành Công nghệ HoáHoá Dược (chương trình Liên kết Quốc tế 2+2) và Kỹ thuật Hóa học (chương trình Chất lượng cao 4+0), nhiều kiến thức bổ ích về glutamate – sản phẩm chủ lực của đơn vị này.

Ajinomoto-fieldtrip 01

Ngay khi vừa xuống xe, chúng tôi tranh thủ chụp bức hình lưu niệm trước nhà máy.

Vào đầu thế kỷ XX, giáo sư Kikunae Ikeda đến từ ĐH Hoàng gia Tokyo đã khám phá ra một vị độc đáo có trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc, đặc biệt là trong những món ăn ngon. Vị này không giống với bốn vị cơ bản đã được biết đến là mặn, chua, ngọt và đắng. Sau khi tách thành công glutamate từ tảo biển (konbu), ông đặt tên cho vị mới này là umami. Umami được mô tả là vị ngon hay vị ngọt thịt và được tạo ra bởi glutamate.

Glutamate là một trong hơn 20 axít amin cần thiết cho sự tăng trưởng, chuyển hoá thần kinh và chức năng não người.

Khởi nguồn từ phát minh của giáo sư Kikunae Ikeda mà glutamate được tổng hợp và sản xuất hàng loạt thành sản phẩm thương mại, hiện diện ở nhiều bữa ăn gia đình khắp thế giới. Năm 1909, Tập đoàn Ajinomoto ra đời với sản phẩm chủ lực là glutamate.

Tại Việt Nam, glutamate thường được gọi là bột ngọt, mì chính, vị tinh. Trong bao bì thực phẩm, nhà sản xuất gọi glutamate là chất điều vị 621 hoặc MSG (mono sodium glutamate).

Trong chuyến tham quan này, chúng tôi chị Dương Đặng Huỳnh Anh và Hồ Thị Thùy Trang – Bộ phận Quan hệ Cộng đồng của công ty, chia sẻ một số kiến thức thú vị khác xoay quanh bột ngọt và hãng sản xuất ra nó.

Ajinomoto-fieldtrip 02

Chị Dương Đặng Huỳnh Anh chia sẻ kiến thức về glutamate.

Bột ngọt được sản xuất thông qua quá trình lên men vi sinh (tương tự như lên men bia, dấm, nước chấm…) từ các nguyên liệu tự nhiên như mía đường, tinh bột khoai mì (khô hoặc ướt).

Quy trình cụ thể gồm: axít hóa > đường hóa > lên men > thu hồi và trung hòa > tinh chế > đóng gói. Tiếc là do yêu cầu bảo mật từ phía công ty nên chúng tôi chỉ có thể quan sát quy trình này qua một đoạn video clip phát lại.

Thật bất ngờ khi biết rằng, không chỉ có bột ngọt, Ajinomoto còn sản xuất ra 1.700 chủng loại sản phẩm đa dạng chia làm một số dòng chính như: gia vị, sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp, dược phẩm/ sức khỏe. Tại Việt Nam, mảng dược phẩm của Ajinomoto ít được biết tới, nhưng trên thế giới, Ajinomoto là một trong những tập đoàn hàng đầu về axít amin với 16/20 loại tổng hợp được.

Trong sản xuất, công ty chú trọng phát triển dựa trên môi trường bền vững thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, áp dụng chính sách không phát thải, tái sử dụng 100% chất thải, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. 

Sau đó, chúng tôi được dẫn đi tham quan toàn bộ khuôn viên công ty, một phần của khu đóng gói thành phẩm, cảng vận chuyển… Việc di chuyển bên trong khuôn viên nhà máy đều bằng xe đạp.

Khuôn viên nhà máy Biên Hòa cực xanh và sạch, rộng đến 14 ha. Dọc đường đi, chúng tôi thấy có một số mô hình ruộng lúa, rẻo khoai mì, mía đường thu nhỏ, góp phần tôn tạo cảnh quan đẹp mắt nơi đây. Hỏi ra mới biết, những ruộng lúa này dùng để thực nghiệm tác dụng của một dòng sản phẩm phân bón nông nghiệp – tận dụng từ bã hữu cơ của quy trình sản xuất glutamate. Tất cả tạo thành một quy trình khép kín: sử dụng nguyên liệu từ đất và trả lại nguyên liệu ấy cho đất.

Xen kẽ phần tham quan, giới thiệu hoạt động sản xuất, đại diện công ty còn có những câu hỏi kiểm tra kiến thức nhanh với nhiều phần quà “ngon miệng” dành cho các bạn sinh viên trả lời đúng. Buổi gặp gỡ vì vậy luôn rộn ràng, bất chấp cơn ngái ngủ chực chờ xâm chiếm do chúng tôi phải khởi hành từ rất sớm.

Ajinomoto-fieldtrip 04

Sinh viên trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức từ doanh nghiệp.

 Một số hình ảnh của chuyến tham qua do ống kính BK-OISP ghi nhận:

Ajinomoto-fieldtrip 03

Sinh viên háo hức với những đoạn clip giới thiệu về Ajinomoto.

Ajinomoto-fieldtrip 05

Ajinomoto-fieldtrip 06

Một góc khuôn viên nhà máy.

Ajinomoto-fieldtrip 07

Hệ thống rác thải được phân loại từ nguồn.

Ajinomoto-fieldtrip 08

Ajinomoto-fieldtrip 09

Đại diện công ty giải thích về quy trình cấp nước cho hoạt động sản xuất.

Ajinomoto-fieldtrip 10

Ajinomoto-fieldtrip 11

Tham quan khu vực cảng vận chuyển có vị trí đắc địa ngay trên sông Đồng Nai.

Ajinomoto-fieldtrip 12

Nước rỉ đường – nguyên liệu sản xuất glutamate.

Ajinomoto-fieldtrip 13

 Đại diện Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách Khoa TP.HCM, chị Nguyễn Thị Thanh Trang (phải), tặng kỷ niệm chương cho đại diện công ty.

Bài, ảnh: THI CA

Bài trước

Bài tiếp