Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

27 SỰ THẬT ÍT AI NGỜ VỀ MÔI TRƯỜNG

Những tiết lộ sau đây sẽ khiến bạn phải giật mình về mức độ tàn phá của con người đối với thiên nhiên. Dù hữu ý hay vô tình, thì bạn cũng chính là một phần trong tác nhân gây hại đó. Hãy điều chỉnh ngay hành vi của mình nếu không muốn Trái Đất này (và tất nhiên, cả bạn) sớm bị huỷ diệt.

Những tiết lộ sau đây sẽ khiến bạn phải giật mình về mức độ tàn phá của con người đối với thiên nhiên. Dù hữu ý hay vô tình, thì bạn cũng chính là một phần trong tác nhân gây hại đó. Hãy điều chỉnh ngay hành vi của mình nếu không muốn Trái Đất này (và tất nhiên, cả bạn) sớm bị huỷ diệt.

1. Chỉ 1% lượng nước trên thế giới là uống được, 97% là đại dương (nước mặn) và 2% còn lại bị đóng băng.

2. Tắt nước trong lúc đánh răng giúp cắt giảm 1/2 lượng nước chảy phung phí.

3. Lắp thêm thiết bị tạo bọt trong vòi nước giúp tiết kiệm 40% lượng nước chảy ra từ vòi.

4. Lượng gỗ và giấy con người vất đi hàng năm đủ để sưởi ấm 50.000.000 ngôi nhà trong 20 năm.

5. Mỗi phút có 40,5 ha rừng nhiệt đới bị đốn hạ.

30-facts-about-environment 04

Chỉ 1% lượng nước trên thế giới là uống được.

6. Mỗi ngày có 27.000 cây xanh bị đốn hạ để làm giấy… toilet.

7. Giấy chỉ có thể được tái chế tối đa sáu lần. Sau đó, các sợi giấy không còn đủ lực liên kết với nhau nữa.

8. Nếu tờ báo nào cũng được tái chế thì chúng ta có thể cứu 250.000.000 cây xanh khỏi bị đốn hạ.

9. Mỗi tấn giấy tái chế giúp tiết kiệm 238 lít dầu, 4.100 kW năng lượng, cứu 17 cây xanh, cắt giảm 27 kg lượng không khí ô nhiễm.

10. Cây già nhất thế giới đã hơn 4.600 tuổi.

>> KỸ SƯ MÔI TRƯỜNG: LƯƠNG CAO, NHIỀU CƠ HỘI TU NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

30-facts-about-environment 03

Mỗi ngày có 27.000 cây xanh bị đốn hạ để làm giấy… toilet.

11. Mỗi ngày ước tính có khoảng 137 loài sinh vật sống ở rừng nhiệt đới bị tiệt chủng.

12. Lượng túi nilon con người xả vào đại dương hàng năm giết chết khoảng 1.000.000 sinh vật biển.

13. Chiếm 35% lượng chất thải tại các bãi rác là vật liệu đóng gói (bao bì nhựa, kim loại, giấy…).

14. Mỗi hộ gia đình xả khoảng 40 kg chất thải nhựa hàng năm

15. Mỹ là quốc gia có lượng rác thải hàng năm nhiều nhất thế giới, 720 kg/người/năm. Loại rác thải nhiều nhất trong số đó là dao cạo râu nhựa (2 tỉ cái), khăn giấy (1,5 triệu tấn), tã giấy (12 tỉ cái).

>> CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG: LÀM GIÀU ĐƯỢC KHÔNG?

30-facts-about-environment 05

Hàng năm, có một số lượng lớn chim hải âu chết vì ăn phải rác thải là các túi nhựa, nút nhựa.

16. Điểm dừng chân cuối cùng của 5 triệu tấn dầu được sản xuất hàng năm là… đại dương.

17. 84% lượng rác thải gia đình có thể tái chế.

18. Một chai thủy tinh mất ít nhất 4.000 năm để phân hủy,

19. Hơn 1/3 năng lượng các loại được con người tiêu thụ tại nhà.

20. Mỗi lần mở cửa tủ lạnh, có 30% lượng không khí lạnh bị thất thoát.

30-facts-about-environment 02

Một triệu tỉ con kiến đang tồn tại trên Trái Đất có cân nặng bằng tổng số con người đang có hành tinh xanh.

21. John Herschel, nhà thiên văn học người Anh, đã sáng chế hộp thu nhận năng lượng mặt trời để nấu ăn trong một chuyến du hành tại Châu Phi năm 1830.

22. Nếu phần còn lại của thế giới sinh hoạt như mức bình quân hiện nay của người Mỹ thì cần phải có đến 5… Trái Đất mới cung ứng đủ nhu cầu sinh hoạt.

23. Một kỷ lục thế giới được thiết lập vào năm 1990 khi một chiếc phi cơ dùng năng lượng mặt trời để bay 4.060 km xuyên nước Mỹ (mà không sử dụng thêm bất kỳ nhiên liệu nào khác).

24. Rút phích sạc khi không dùng giúp giảm đến 95% điện năng bị tiêu hao vô ích.

25. Lượng vàng tự nhiên trên Trái Đất chỉ còn đủ dùng cho các nhu cầu chế tác đồ nữ trang của con người trong 50 năm nữa.

26. Một triệu tỉ con kiến đang tồn tại trên Trái Đất có cân nặng bằng tổng số con người đang có hành tinh xanh.

27. Tại nhiều trường tiểu học ở Mỹ, Ngày Trái Đất được xem là ngày lễ lớn chỉ sau Halloween và Giáng Sinh.

30-facts-about-environment 06

Hãy điều chỉnh ngay hành vi của mình nếu không muốn Trái Đất này (và tất nhiên, cả bạn) sớm bị huỷ diệt.

Hiện nay, Văn phòng Đào tạo Quốc tếTrường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đang vận hành chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường. Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác Mỹ, Úc, Nhật công nhận về chất lượng.

Khung chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng kết hợp các chương trình đào tạo về ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường của các trường đại học, học viện uy tín trên thế giới, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng đại học chính quy Kỹ sư Quản lý và Công nghệ Môi trường – Chương trình Chất lượng cao do Đại học Bách Khoa TP.HCM cấp.

Ngoài ra, sau 2 năm học tại Đại học Bách Khoa TP.HCM, sinh viên học chương trình Chất lượng cao có nguyện vọng cũng như đủ điều kiện học thuật và tài chính có thể chuyển tiếp sang Đại học Griffith (Úc) để hoàn tất tấm bằng kỹ sư/ cử nhân của mình.

THI CA (tổng hợp và biên dịch)– Ảnh: internet

Bài trước

Bài tiếp