Ngành Dầu khí còn bao gồm nhiều rất nhiều hoạt động quan trọng khác mà nếu thiếu đi một trong số đó thì quá trình khai thác dầu khí sẽ không thể diễn ra suôn sẻ.
Nhiều người nghĩ rằng Kỹ sư Dầu khí chỉ biết làm một việc là ra giàn khoan khai thác dầu mỏ. Nhận định này có thật sự đúng đắn không? Và tiềm năng của ngành này ra sao?
Nhiều người nghĩ rằng Kỹ sư Dầu khí chỉ biết làm một việc là ra giàn khoan khai thác dầu mỏ.
Nhìn chung, mục tiêu của ngành Dầu khí là đem lại nguồn năng lượng phục vụ cho việc vận hành sản xuất, làm việc và sinh hoạt.
Tuy nhiên, ngành Dầu khí không chỉ cứ khai thác dầu mỏ về là dùng được ngay. Ngành này còn bao gồm nhiều rất nhiều hoạt động quan trọng khác mà nếu thiếu đi một trong số đó thì quá trình khai thác dầu khí sẽ không thể diễn ra suôn sẻ.
Dưới đây là những công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Dầu khí có thể đảm trách:
- Kỹ sư thăm dò và khai thác: làm việc với các nhà địa chất và nhà thầu trong việc thiết kế và giám sát vận hành khoan, khai thác dầu khí
- Kỹ sư thiết kế hồ chứa dầu khí: sử dụng các mô hình máy tính tinh vi để xác định quá trình phục hồi dầu khí tối ưu, địa đồ hóa số lượng, loại và vị trí của giếng dầu
- Chuyên gia về an toàn môi trường trong khai thác, sản xuất dầu khí
- Chuyên viên nghiên cứu địa chấn, phân tích dầu mỏ và khí đốt, v.v…
Dầu khí là một ngành còn non trẻ tại Việt Nam. Ngành học này kết hợp giữa khoa học kỹ thuật dầu khí truyền thống và khoa học quản lý, đáp ứng nhu cầu về nhân lực hiện nay của ngành công nghiệp dầu khí trên cơ sở phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Vì thế, sinh viên theo học ngành này vừa gặp nhiều thách thức, cũng đồng thời tiếp cận nhiều cơ hội.
Theo TS. Tạ Quốc Dũng – Phó Khoa Kỹ thuật và Địa chất Dầu khí ĐH Bách Khoa TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng ngành này ở hiện tại và tương lai ít nhất 5-10 năm tới rất lớn vì quy mô các mỏ ở nước ta ngày càng mở rộng, các dự án từ nước ngoài vào hợp tác cũng ngày càng tăng.
Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu ngành, người lao động cần trang bị cho mình không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn phải thành thạo ngoại ngữ, có kỹ năng làm việc và xử lý tình huống tốt, có thể lãnh đạo được.
HỌC DẦU KHÍ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
Hiện nay, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đang triển khai các chương trình đào tạo Chất lượng cao 4+0 (4 năm tại ĐH Bách Khoa) và Liên kết Quốc tế 2+2 (2 năm tại ĐH Bách Khoa, 2 năm tại ĐH Adelaide, Úc) ngành Kỹ thuật Dầu khí.
Nội dung giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác Mỹ, Úc, Nhật công nhận chất lượng. Chương trình không chỉ đào tạo về kiến thức chuyên môn kèm thực hành, mà còn tích hợp các lớp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm trong học kì Pre-University.
Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng chính quy “Kỹ sư Dầu khí – Chương trình Chất lượng cao” của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM hoặc bằng Kỹ sư Dầu khí của Trường ĐH Adelaide, Úc (The University of Adelaide).
Kỹ sư Dầu khí tốt nghiệp từ ĐH Bách Khoa TP.HCM có thể phát triển nghề nghiệp tại các công ty thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PVEP, PVD…) các công ty liên doanh (Vietsopetro, Petronas,…), các tập đoàn dầu khí đa quốc gia (BP, Unocal,…) hay tại các trường ĐH, Viện nghiên cứu, Sở KHCN – MT các tỉnh/thành…
– Thực hiện: TÙNG HUY
(Ảnh: sưu tầm)
► Điều kiện xét tuyển chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến và Liên kết Quốc tế
► Tình hình xét tuyển ĐH Bách Khoa TP.HCM
► Tra cứu kết quả xét tuyển TẠI ĐÂY
Liên hệ tư vấn và nộp hồ sơ tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM – Văn phòng Đào tạo Quốc tế Địa chỉ: 306, Nhà A4, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM Điện thoại: (028) 7300.4183 | 016.9798.9798 Website: www.oisp.hcmut.edu.vn E-mail: tuvan@oisp.edu.vn |