Có tuổi đời non trẻ (thập niên 70 thế kỷ trước), song Kỹ thuật Máy tính đã sớm vươn lên trở thành ngành đào tạo có tốc độ phát triển thần kỳ, nhân lực ngành này đang chiếm giữ vị trí đầu bảng xếp hạng những nghề có mức lương khởi điểm cao nhất tại Mỹ năm 2013 (70.400 USD/năm). Tuy nhiên, yếu tố đảm bảo sự thành công của một Kỹ sư Kỹ thuật Máy tính không phải chỉ nằm ở yếu tố công nghệ…
Có tuổi đời non trẻ (thập niên 70 thế kỷ trước), song Kỹ thuật Máy tính đã sớm vươn lên trở thành ngành đào tạo có tốc độ phát triển thần kỳ, nhân lực ngành này đang chiếm giữ vị trí đầu bảng xếp hạng những nghề có mức lương khởi điểm cao nhất tại Mỹ năm 2013 (70.400 USD/năm). Tuy nhiên, yếu tố đảm bảo sự thành công của một Kỹ sư Kỹ thuật Máy tính không phải chỉ nằm ở yếu tố công nghệ…
Có tuổi đời non trẻ song Kỹ thuật Máy tính đã sớm vươn lên trở thành ngành đào tạo có tốc độ phát triển thần kỳ. – Ảnh: internet
Theo báo cáo CC2005 (Mỹ), Kỹ thuật Máy tính (Computer Engineering) thuộc một trong năm ngành đào tạo tính toán, cùng với Khoa học Máy tính (Computer Science), Hệ thống Thông tin (Information Systems Technology), Kỹ thuật Phần mềm (Software Engineering) và Công nghệ Thông tin (Information Technology).
Kỹ thuật Máy tính là ngành học về thiết kế, xây dựng máy tính, hệ thống máy tính và các thiết bị liên quan. Hiểu nôm na là nó coi trọng phần cứng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người nhắc tới máy tính là lại nghĩ ngay về phần mềm (nhầm lẫn sang chức năng của Kỹ thuật Phần mềm), lập trình (nhầm lẫn sang chức năng của Khoa học Máy tính).
Thực tế, đây là ngành có tốc độ phát triển vũ bão trên thế giới, hướng trọng tâm vào việc nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế, phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật Máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến bộ vi xử lý, máy tính cá nhân, siêu máy tính mô phỏng hoạt động não người. Đặc biệt hơn cả là việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện – điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp…
THÀNH SỰ TẠI… NHÂN
Theo PGS Ngô Quang Hưng (tốt nghiệp Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM năm 1995) – thành viên nhóm Đối Thoại Giáo Dục do GS Ngô Bảo Châu khởi xướng, “có lẽ không có ngành nào mà SV có lợi thế trên phương diện tài liệu học tập như ngành Kỹ thuật Máy tính. Chỉ cần một chút tiếng Anh chuyên môn là SV đã có thể tìm hiểu trực tuyến hầu hết các tài liệu trên internet. Với một môi trường học tập và tri thức mở như internet, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cơ chế giáo dục thiếu đổi mới…”
>> Lương kỹ sư CNTT Việt Nam đứng đầu ASEAN
Muốn trở thành một kỹ sư Kỹ thuật Máy tính giỏi, SV phải rèn luyện ý thức học tập suốt đời. – Ảnh: internet
Chính vì vậy, trong cam kết đào tạo của các trường ĐH danh tiếng như ĐH Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM, ý thức học tập suốt đời luôn được đặt lên hàng đầu như một tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng với những đổi thay thần tốc của công nghệ và khoa học tính toán. Khả năng này bao gồm tính độc lập trong tư duy, tính sáng tạo trong ứng dụng, tính chủ động trong công việc và không ngừng củng cố tri thức cho bản thân.
Bởi lẽ, với bản chất chuyển động từng ngày, thậm chí từng giờ, ngành Kỹ thuật Máy tính không bao giờ dừng lại chờ đợi ai. Chỉ một phút giây bạn lơ đễnh, ngủ quên trên chiến thắng, công nghệ sẽ vượt mặt và bỏ xa bạn đằng sau.
TRỞ NGẠI NỘI TẠI
Việc học tập Kỹ thuật Máy tính ở Việt Nam hiện còn nhiều rào cản. Bất lợi đến từ chính ưu điểm, khi Kỹ thuật Máy tính không đòi hỏi chi phí tốn kém cho quá trình vận hành và bảo trì, dẫn tới việc ngành học này được mở tràn lan, nhưng không phải trường nào cũng đảm bảo được tính cập nhật liên tục trong công nghệ và năng lực của giảng viên.
>> Chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Máy tính – Chất Lượng Cao
Việc học tập Kỹ thuật Máy tính ở Việt Nam hiện còn nhiều rào cản. – Ảnh: internet
Mặt khác, việc buông lỏng đầu vào khiến chất lượng đầu ra bị thả nổi. Điều này tạo ra nguồn cung nhân lực Kỹ thuật Máy tính không đồng đều, thiếu chuyên nghiệp (bao gồm kỹ năng làm việc nhóm, tính kỷ luật, hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ, bằng phát minh…), khiến doanh nghiệp tuyển dụng phải mất nhiều thời gian đào tạo lại.
“Hơn nữa, môi trường đào tạo chủ yếu là để làm thợ, tức là không được đào tạo về tư duy, cách nghĩ để giải quyết vấn đề, mà chỉ được đào tạo làm sao thực hiện một giải pháp sẵn rồi. Bên cạnh đó, đây là một ngành công nghệ, hầu hết thuật ngữ ngay trong máy tính thôi cũng là dùng hoàn toàn tiếng Anh, nên đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tiếng Anh tốt. Điều này thì SV Việt Nam còn hạn chế nhiều” – Hoàng Anh, ThS Kỹ thuật Máy tính tại ĐH Công nghệ Delft lý giải.
TẦM NHÌN TƯƠNG LAI
Theo “Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, Kỹ thuật Máy tính là một trong những công cụ quan trọng hàng đầu để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Do vậy, xã hội rất cần có một chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Máy tính, nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực này, góp phần nâng tầm giáo dục bậc ĐH và chất lượng SV tốt nghiệp, đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu.
Xã hội rất cần có một chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Máy tính. – Ảnh: internet
Mùa tuyển sinh ĐH 2014, Trường ĐH Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức triển khai chương trình Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Máy tính. Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, đã được ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác của Mỹ, Úc, Nhật công nhận về chất lượng. SV tốt nghiệp sẽ nhận bằng ĐH chính quy Kỹ sư Kỹ thuật Máy tính – Chương trình Chất lượng cao do ĐH Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM cấp.
Khung chương trình được thiết kế và xây dựng trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, giúp người học phát triển tối đa khả năng sáng tạo, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ tốt, thích ứng linh hoạt với môi trường làm việc quốc tế.
Mục tiêu của chương trình là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Kỹ thuật Máy tính cho các đơn vị sản xuất, hoạt động kinh tế tại TP.HCM, trên cả nước và trong khu vực. Qua đó, khai thác hiệu quả lợi thế của ĐH Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCMvề đội ngũ giảng viên, mang lại lợi ích nhiều mặt cho SV, nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Chương trình Chất lượng cao (học 4 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM theo giáo trình tiếng Anh) |
||||
Ngành |
Chỉ tiêu |
Khối xét tuyển |
Điểm xét tuyển khối A, A1 |
Học phí |
40 |
A, A1 |
19 |
30 triệu VNĐ/học kỳ |
Từ năm 2008, ĐH Bách Khoa TP.HCM tiến hành xây dựng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Máy tính và Khoa học Máy tính theo chuẩn ABET (Accreditation Board For Engineering And Technology) – chuẩn đào tạo kỹ thuật và công nghệ phổ biến tại các trường ĐH của Mỹ. Trong năm 2013, tổ chức ABET đã cử phái đoàn sang ĐH Bách Khoa TP.HCM để khảo sát, đánh giá và kiểm định hai chương trình này. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Kỹ thuật Máy tính và Khoa học Máy tính lên các chuẩn mực quốc tế. Kỹ sư tốt nghiệp từ những chương trình do ABET kiểm định sẽ được công nhận rộng rãi bởi các công ty và tổ chức của Mỹ.
|
Tham khảo các ngành khác: click tại đây.
—
Nộp hồ sơ xét tuyển hoặc liên hệ thông tin tại:
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM – VĂN PHÒNG ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
Địa chỉ: Phòng 306, Nhà A4, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM
Điện thoại: (08) 38.654.183 / 03.9798.9798