Kẹt xe, ngập đường, đường sá xuống cấp… Mỗi ngày, những vấn đề này đều hiển hiện trên khắp các báo. Bản thân các bạn cũng đang đối mặt với các vấn đề này hàng ngày. Nhưng, có bao giờ bạn nghĩ, việc giải quyết vấn đề này lại tạo ra cơ hội nghề nghiệp cho mình chưa.
Kẹt xe, ngập đường, đường sá xuống cấp… Mỗi ngày, những vấn đề này đều hiển hiện trên khắp các báo. Bản thân các bạn cũng đang đối mặt với các vấn đề này hàng ngày. Nhưng, có bao giờ bạn nghĩ, việc giải quyết vấn đề này lại tạo ra cơ hội nghề nghiệp cho mình chưa?
KỸ SƯ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG LÀM ĐIỀU ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Để có đầy đủ năng lực đương đầu cũng những vấn đề đó, các Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông được trang bị các kiến thức và kỹ năng:
-
Xây dựng mới hay sửa chữa nâng cấp các công trình cầu đường, giải quyết các vấn đề về giao thông (kẹt xe, hệ thống giao thông thông minh, tổ chức giao thông trong các khu đô thị mới…).
-
Tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật xây dựng.
-
Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng.
-
Tổ chức và quản lý thi công các công trình xây dựng.
VẤN ĐỀ XÃ HỘI, CƠ HỘI VIỆC LÀM
Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông là bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường, đường hầm, sân bay…) ngày càng lớn.
Theo đánh giá độc lập của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2009, Việt Nam xếp thứ 111/134 quốc gia trên thế giới về chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, đứng sau hầu hết các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Mặt khác, theo Quy hoạch Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của chính phủ, nhân lực khối ngành Xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Trong đó, nhu cầu của mảng Xây dựng Công trình Giao thông tăng được dự báo sẽ tăng cao do nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng của nước ta.
Ngoài các vị trí cán bộ kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước về quy hoạch giao thông và hạ tầng kỹ thuật, Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông còn đảm trách vai trò kỹ sư tư vấn trong các doanh nghiệp khối tư nhân trong và ngoài nước; kỹ sư thi công, giám sát thi công, quản lý dự án xây dựng công trình giao thông; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện, trường đại học.
BẠN CÓ TỐ CHẤT TRỞ THÀNH KỸ SƯ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG KHÔNG?
Nếu bạn sở hữu những phẩm chất sau, thì ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
1. Sống thực tế, giỏi về các môn tự nhiên
Để học tốt các ngành kỹ thuật, điều đầu tiên là bạn phải sống thực tế, yêu sự chuẩn xác, ít mơ mộng. Bên cạnh đó, việc học giỏi các môn tự nhiên là một yêu cầu quan trọng vì điều này cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng kiểm tra, hạch toán kinh tế, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra các thiết kế để giải quyết các vấn đề về giao thông.
2. Thích mày mò, sáng tạo
Để thực hiện được những công trình giao thông tiện lợi, hiệu quả đòi hỏi các Kỹ sư cần phải liên tục mày mò, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để bắt kịp với thế giới cả về kỹ thuật, công nghệ lẫn xu hướng, đồng thời phù hợp với thói quen văn hóa lưu thông của người Việt.
3. Có tư duy logic và đam mê kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
Cũng như bất cứ ngành học nào, đam mê là yếu tố đầu tiên của mọi thành công. Công việc của một kỹ sư xây dựng công trình giao thông sẽ gắn liền với những công trình đầy nắng gió, dù thi công hay giám sát đều khá vất vả, vậy nên niềm đam mê, yêu thích đối với lĩnh vực xây dựng và giao thông chính là một tiền đề không thể thiếu để bạn sẵn sàng nỗ lực, đóng góp sức mình cho công trình chung. Bên cạnh đó, tư duy logic giúp bạn tiếp cận, triển khai thực hiện các công trình, dự án theo các nguyên tắc kỹ thuật, nguyên lý xây dựng dễ dàng hơn.
4. Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao
Mỗi công trình giao thông là một dự án lớn và phức tạp, đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người, nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, những người tham gia công trình, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập thì tất yếu phải có khả năng phối hợp, làm việc theo nhóm.
Bạn đã thấy hứng thú với ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông này chưa nào ? Nếu vẫn còn lăn tăn, băn khoăn lo lắng gì thì đừng ngần ngại mà đến với văn phòng Quốc Tế Đại học Bách Khoa TPHCM để được tư vấn chọn ngành nhé!
– Chương trình Chất lượng cao ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu Xây dựng của ĐH Bách Khoa đào tạo theo phương thức chính quy, dựa trên chương trình Tiếng Việt đại trà được giảng dạy tại ĐH Bách Khoa. Ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh. – Số tín chỉ, số môn học, nội dung môn học được thiết kế theo hướng tương đương với các trường trong khu vực, cũng như có sự tham khảo và điều chỉnh từ chương trình đào tạo tương ứng của các trường uy tín như: Griffith University (Úc); University of Washington, University of California Berkeley, University of Illinois (Mỹ). – Thời gian đào tạo: 4 năm. Địa điểm học tập: Cơ sở Q.10, ĐH Bách Khoa. – Tổng số tín chỉ: 132. Chỉ tiêu: 35 sinh viên – Sinh viên tốt nghiệp nhận bằng ĐH chính quy Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông – Chương trình Chất lượng cao do ĐH Bách Khoa cấp. Liên hệ tư vấn và nộp hồ sơ tại: Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM – Văn phòng Đào tạo Quốc tế Địa chỉ: 306, Nhà A4, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM Điện thoại: (028) 7300.4183 | 03.9798.9798 |
SONG ANH