Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Khoa học Máy tính: giỏi Toán thôi chưa đủ

Khoa học Máy tính là một ngành rộng thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin và đòi hỏi người học phải có tư duy logic tốt. Do vậy, giỏi Toán là một trong những yêu cầu cơ bản nếu bạn muốn dự tuyển vào ngành này. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả…

Khoa học Máy tính là một ngành rộng thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin và đòi hỏi người học phải có tư duy logic tốt. Do vậy, giỏi Toán là một trong những yêu cầu cơ bản nếu bạn muốn dự tuyển vào ngành này. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả…

HỌC TOÁN GIỎI THÌ LÀM KHOA HỌC MÁY TÍNH GIỎI

Khoa hoc May tinh trien vong nghe nghiep 02

Để thành công trong lĩnh vực Khoa học Máy tính giỏi Toán là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu.

>> Khoa học Máy tính là gì?

Khoa học Máy tính là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cũng như ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.

Khoa học Máy tính gồm nhiều ngành hẹp; một số ngành tập trung vào các ứng dụng thực tiễn cụ thể, chẳng hạn như đồ họa máy tính. Trong khi một số ngành lại nghiên cứu các vấn đề trong việc thực thi các phương pháp tính toán, ví dụ như ngành lý thuyết ngôn ngữ lập trình nghiên cứu những phương thức mô tả cách tính toán khác nhau; ngành lập trình nghiên cứu cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các hệ thống phức tạp; ngành tương tác người – máy tập trung vào những thách thức trong việc làm cho máy tính và công việc tính toán trở nên hữu ích và dễ sử dụng đối với mọi người dùng.

Đây là chuyên ngành khó vì chứa đựng hàm lượng thông tin lý thuyết và học thuật cao. Để theo đuổi ngành này, người học cần có khả năng tư duy logic và óc trừu tượng tốt. Học Toàn giỏi thì làm Khoa học Máy tính giỏi. Dễ dàng nhận thấy các môn học chuyên ngành đều có liên quan chặt chẽ đến lập trình và tính toán như: Nhập môn điện toán, Cấu trúc rời rạc, Kỹ thuật lập trình, Hệ thống số, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Công nghệ phần mềm… Người có nền tảng Khoa học Máy tính tốt thường có khả năng giải quyết thấu đáo các vấn đề, có khả năng phân tích, thiết kế bài bản, khoa học.

Nhân sự mới trong ngành thường bắt đầu bằng việc lập trình. Ở một cấp độ cao hơn, kỹ sư Khoa học Máy tính có thể đảm nhiệm các vị trí như kiến trúc sư phần mềm, chuyên gia kỹ thuật, quản trị dự án… với nội dung công việc thiên về định hướng nghiên cứu, lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, phân tích, thiết kế…

TUY NHIÊN, ĐÓ CHỈ MỚI LÀ ĐIỀU KIỆN CẦN…

Tại Việt Nam, với sự xuất hiện của các công ty, tập đoàn quốc tế như IBM, Intel (Mỹ), NEC, Renesas, NTT Data (Nhật), ELCA (Thụy Sĩ), KMS Technology Vietnam, TMA Solutions, CSC Vietnam, Global CyberSoft, Gameloft, v.v… làm tăng kỳ vọng tuyển dụng trong ngành.

Dẫu vậy, rào cản ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế tầm hiểu biết, khả năng phát triển và hội nhập quốc tế của kỹ sư Khoa học Máy tính Việt Nam. Đây là kỹ năng bắt buộc phải có đối với nhân lực Công nghệ Thông tin vì đa số tài liệu, văn bản hướng dẫn, kỹ thuật, công nghệ cũng như nội dung các môn học, phần mềm chuyên ngành, giao tiếp với đối tác quốc tế đều sử dụng tiếng Anh.

Thực tế hiện nay, chỉ có khoảng 10-15% sinh viên Công nghệ Thông tin ra trường đọc được tiếng Anh chuyên ngành, còn lại phải đào tạo lại hoặc làm việc khác.

Tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành thông thạo là yêu cầu bắt buộc đối với nhân lực ngành Khoa học Máy tính.

>> Chuẩn ABET gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên Bách Khoa

Một điểm yếu khác của sinh viên Việt Nam là kỹ năng mềm, bao gồm: kỹ năng cập nhựt công nghệ, làm việc nhóm, trình bày văn bản, thảo luận, nghiên cứu khoa học, giao tiếp… Hầu hết đều giữ thói quen sử dụng cách học và tư duy truyền thống, trong khi đây là ngành đòi hỏi sự sáng tạo và tìm tòi cao, khả năng tự học không ngừng.

“Nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam thật sự cần một tư duy mở” – ThS. Hà Hoàng Huy, giám đốc Trung tâm Công nghệ phần mềm Sài Gòn SSP, cho biết. “Các kỹ sư Khoa học Máy tính của Việt Nam thường giỏi về tư duy logic, làm việc độc lập, nhưng lại kém về giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục hiệu quả. Đó là chưa kể đến những yêu cầu sâu hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp như tư duy tổng thể, tư duy kinh doanh, tư duy dịch vụ khách hàng.”

Ngoài ra, nhân sự trong ngành này phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, chịu khó, chịu áp lực cao và sức khỏe tốt. Tính toán không phải công việc nhẹ đầu. Bạn sẽ luôn bị ám ảnh bởi công việc một khi nó còn dở dang, ngay cả khi đã về nhà.

Hiện nay, ở bậc đại học, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đang triển khai chương trình đào tạo Kỹ sư Khoa học Máy tính theo mô hình Chất lượng cao 4+0 (4 năm tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM).

Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác của Mỹ, Úc, Nhật công nhận về chất lượng. Đồng thời, chương trình còn đạt kiểm định ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) – chuẩn đào tạo kỹ thuật và công nghệ phổ biến tại các trường đại học của Mỹ.

Khung chương trình được thiết kế và xây dựng trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, giúp sinh viên phát triển tối đa khả năng sáng tạo, giỏi chuyên môn, thạo ngoại ngữ, thích ứng linh hoạt với môi trường làm việc quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng ĐH chính quy Kỹ sư Khoa học Máy tính – Chương trình Chất lượng cao do Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM cấp. Ngoài ra, sinh viên có thể linh hoạt chuyển tiếp 2 năm cuối sang các trường ĐH Queensland, Adelaide hoặc La Trobe (Úc) để học và nhận bằng của trường đối tác.

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bắt đầu từ ngày 1/3/2015.

ĐẠO QUANG (tổng hợp) – Ảnh: internet

Bài trước

Bài tiếp