Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Tầm quan trọng của giáo dục khai phóng

Mô hình giáo dục khai phóng – đào tạo con người toàn diện, được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam.

Mô hình giáo dục khai phóng – đào tạo con người toàn diện, được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam.

Tam quan trong cua giao duc khai phong 01

Thế nào là giáo dục khai phóng? – Ảnh: University of Essex

► Đào tạo đại học: Tổng quát hay chuyên ngành?

HỌC KHÔNG PHẢI ĐỂ LÀM VIỆC NGAY

Hầu hết các trường đại học tại Việt Nam hiện nay đào tạo sinh viên theo lối truyền thống: dạy kiến thức, kỹ năng để làm một công việc cụ thể. Trong khi giáo dục khai phóng (liberal arts) dạy cách học, học cách nghĩ và học cách sống.

Sinh viên năm nhất chưa cần trả lời câu hỏi ra trường sẽ làm gì, tránh cho sinh viên đưa ra quyết định khi mới bước qua tuổi 18. Trong hai năm tiếp theo, sinh viên được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau một cách tự chọn, không áp đặt để các em khám phá ra mình say mê điều gì, khát khao làm việc gì nhất để đưa ra quyết định.

Mỹ có trên 4.500 trường đại học, trong đó có 230 trường theo mô hình giáo dục khai phóng. Thống kê tại Mỹ cho thấy khoảng 20% sinh viên ra đời thành công xuất thân từ các đại học khai phóng. Cứ 12 giám đốc điều hành thành công tại Mỹ có một người xuất thân từ đại học khai phóng.

Giáo dục đại học Việt Nam hướng hướng sinh viên vào một công việc cụ thể, do đó dễ bị đào thải rất nhanh.

Ngược lại, giáo dục khai phóng chủ trương cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát, trải rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau; trao công cụ cho người học khám phá bản thân, thế giới xung quanh, để sau này họ có thể tiếp cận, chuyển đổi công việc linh hoạt, không bị lỗi thời.

Nói cách khác, giáo dục khai phóng đào tạo ra con người biết nghĩ tự do, để trở thành người tự do (the art of living free).

Tam quan trong cua giao duc khai phong 03

Người học theo mô hình giáo dục khai phóng có các kỹ năng làm rõ vấn đề, trí thông minh cảm xúc và thuyết phục khá tốt. – Ảnh: ABHIJIT BHADURI

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC KHAI PHÓNG TẠI VIỆT NAM

Ở Mỹ, sinh viên phải đọc nhiều và hỏi nhiều trên lớp. Bài luận viết như những gì giảng viên đã nói sẽ bị điểm thấp.

Tại Việt Nam, hầu như trong giờ học chỉ có giảng viên nói, sinh viên không phát biểu gì. Bài kiểm tra, sinh viên phải đồng ý với quan điểm của giảng viên mới được điểm cao, phản biện lại chắc chắc điểm sẽ thấp.”

Thực ra trước đây, Việt Nam đã từng manh nha hình thức giáo dục khai phóng thông qua sự tồn tại của Đại học Đại cương. Tuy nhiên việc triển khai và mục đích thực hiện chưa hạp lý, nên tính khai phóng chưa triệt để.

Nếu chỉ dạy một công việc cụ thể, chẳng khác nào đem một chiến lược ra dạy để người học làm đúng chiến lược đó. Thay vào đó, nên dạy người học cách tư duy chiến lược để họ có thể đọc được các chiến lược khác.

Dạy con người một nghề thôi là chưa đủ, người học cần được trang bị ý thức sống động về chân, thiện, mỹ. Nếu không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, người học chỉ giống một chuyên viên được huấn luyện tốt hơn là một người được phát triển hài hòa.

Tại Việt Nam, giáo dục khai phóng sẽ là nền tảng cho thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

NHIỀU NƯỚC CHÂU Á PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC KHAI PHÓNG

Những thủ lĩnh của các công ty công nghệ lớn hiện nay đều xuất thân từ các trường đại học khai phóng. – Ảnh: JERRI KEMBLE

Tại châu Á, mô hình giáo dục khai phóng bắt đầu phát triển.

Trường Đại học Tokyo kiên trì với mô hình khai phóng và khá thành công. Năm 2011, Singapore cũng đã thành lập đại học theo mô hình giáo dục khai phóng. Ấn Độ vốn mạnh với các trường kỹ thuật, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ngay, nhưng 10 năm trở lại đây cũng đã đưa giáo dục khai phóng vào các trường đại học.

Những người thành công như Steve Jobs – ông chủ quá cố của hãng Apple, hay CEO Facebook Mark Zuckerberg, cũng xuất thân từ các đại học khai phóng của Mỹ.

Từ nhiều năm nay, Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng đưa mô hình giáo dục khai phóng vào các chương trình đào tạo chính quy bằng tiếng Anh (Chất lượng cao, Tiên tiến, Liên kết Quốc tế) thông qua học kỳ Pre-University.

Suốt 14 tuần học, sinh viên đươc trang bị vốn tiếng Anh, kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, các môn nghệ thuật, thể thao, tư duy phản biện… Đây là tiền đề cơ bản để sinh viên tiếp cận tinh thần giáo dục khai phóng và nhân bản, bắt kịp và hòa nhập với xu hướng phát triển quốc tế.

THI CA tổng hợp từ Tuổi Trẻ

Bài trước

Bài tiếp