Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

Học Quản trị Kinh doanh tại trường kỹ thuật: tại sao không?

Từ lâu, Quản trị Kinh doanh (QTKD) đã là một trong những ngành học kinh tế phổ biến nhất, được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Đây là ngành thế mạnh tại hầu hết các trường đào tạo kinh doanh. Tuy nhiên, các trường đại học chuyên về kỹ thuật cũng đang dần rộng cửa với mảng kiến thức kinh tế – quản trị. Vậy, đâu là thế mạnh về đào tạo QTKD của những trường này?

Từ lâu, Quản trị Kinh doanh (QTKD) đã là một trong những ngành học kinh tế phổ biến nhất, được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Đây là ngành thế mạnh tại hầu hết các trường đào tạo kinh doanh. Tuy nhiên, các trường đại học chuyên về kỹ thuật cũng đang dần rộng cửa với mảng kiến thức kinh tế – quản trị. Vậy, đâu là thế mạnh về đào tạo QTKD của những trường này?

 

HỌC QUẢN TRỊ ĐỂ LÀM GÌ?

Đây là câu hỏi thường gặp với nhiều học sinh khi bắt đầu tìm hiểu về QTKD.

Theo đó, “học để làm sếp”, “học để kinh doanh”, “học để làm chủ”, “học để mở công ty”… là những mong mỏi thường gặp từ các bạn trẻ. Dễ hiểu, bởi ngành QTKD được gắn cái mác thật “kêu” nên người ta dễ ngộ nhận rằng đây là nghề “chỉ tay năm ngón”, không cần phải hiểu biết quá nhiều.

Quan điểm này dẫn đến nhận thức sai trong đánh giá và lựa chọn sự nghiệp của rất nhiều bạn trẻ.

Vi sao hoc QTKD truong ky thuat 01

QTKD thường được nhìn nhận như một ngành thời thượng, “học ra để làm sếp”, khiến nhiều bạn trẻ đổ xô chọn học mà chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Trên thực tế, người học QTKD được đào tạo kiến thức cả bề rộng lẫn chiều sâu về các lĩnh vực liên quan như kinh tế học, kế toán tài chính, quản trị, thống kê, tiếp thị, hệ thống thông tin quản lý, thương mại điện tử, quản lý nhân sự, đạo đức kinh doanh…

Từ nền tảng đó, sinh viên tốt nghiệp mới có thể đảm nhiệm các công việc chuyên môn bài bản như lập kế hoạch kinh doanh, phân tích báo cáo tài chính, nghiên cứu thị trường, quản lý doanh nghiệp, quản trị rủi ro.

>> Quản trị Kinh doanh – Nghề cho những người dũng cảm

HỌC QUẢN TRỊ TẠI MỘT TRƯỜNG KỸ THUẬT CÓ GÌ KHÁC?

Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế, để không bị nhạt nhòa trong dòng chảy phát triển, sinh viên QTKD cần nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên ngành. Đó là tư duy độc lập và khả năng lãnh đạo/ làm việc nhóm, kỹ năng mềm (soft skills), khả năng làm việc đa nhiệm (multitask), giao tiếp đa văn hóa…

Tại các trường đại học thiên về kỹ thuật như Đại học Bách Khoa TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, sinh viên chuyên ngành QTKD được đào tạo dựa trên nền tảng kiến thức quản lý công nghiệp nên thụ hưởng cả khối kiến thức quản lý và kỹ thuật.

Các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành như Máy tính trong kinh doanh, Quản trị sản xuất và vận hành… giúp sinh viên củng cố kiến thức liên quan đến lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật. Trong khi đó, các môn học như B2B Marketing (Tiếp thị giữa các tổ chức), Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội… giúp sinh viên nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế bền vững.

Vi sao hoc QTKD truong ky thuat 02

Học QTKD tại trường kỹ thuật, sinh viên được trang bị cả kiến thức kinh tế lẫn kỹ thuật để vận hành hoạt động quản trị logic và hiệu quả hơn.

Trong xu thế đào tạo liên ngành hiện nay, sinh viên học QTKD tại trường kỹ thuật như “hổ mọc thêm cánh”: vừa có khả năng giải quyết các bài toán doanh thu, nghiên cứu thị trường, sử dụng hiệu quả nguồn lực…, vừa có đủ những kiến thức khoa học, xã hội để quản trị dự án, vật tư, nhân lực, và có tầm nhìn chiến lược về quản trị rủi ro.

TÙNG HUY – Ảnh: Internet

Hiện nay, ở bậc đại học, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM triển khai chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh theo mô hình Chất lượng cao 4+0 (4 năm tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) và Liên kết Quốc tế 2+2 (2 năm đầu tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm cuối tại Trường ĐH Illinois – Springfield, Mỹ).

Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác của Mỹ, Úc, Nhật công nhận về chất lượng.

Khung chương trình được thiết kế và xây dựng trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, giúp sinh viên phát triển tối đa khả năng sáng tạo, giỏi chuyên môn, thạo ngoại ngữ, thích ứng linh hoạt với môi trường làm việc quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng ĐH chính quy Cử nhân Quản lý Công nghiệp – chuyên ngành Quản trị Kinh doanh do Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM hoặc Cử nhân Quản trị kinh doanh do trường ĐH Illinois – Springfield (Mỹ) cấp.

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bắt đầu từ ngày 1/3/2015 đến hết 20/8/2015.

Bài trước

Bài tiếp