Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Chương trình ĐH phải có nội dung khởi nghiệp

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ và TC sư phạm phải đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ và TC sư phạm phải đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn.

Chuong trinh DH phai day mon khoi nghiep

Sinh viên chương trình Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG-HCM) sớm tiếp cận với nội dung khởi nghiệp qua chương trình Pre-University và học phần tự chọn trong chương trình đào tạo chuyên ngành. – Ảnh: OISP

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các trường ĐH, CĐ và TC sư phạm về việc triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025.

Theo đó, Bộ yêu cầu các trường xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Bên cạnh đó, các trường phải bố trí cán Bộ, giảng viên kiêm nhiệm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Thành lập Bộ phận hoặc trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trên cơ sở các Bộ phận, phòng, ban đã có của nhà trường.

Các trường còn phải thiết lập kênh thông tin cung cấp các tài liệu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các nguồn học liệu của nhà trường cho người học. Đặc biệt là khuyến khích người học đề xuất các dự án, ý tưởng với Bộ phận tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường để được tư vấn, hỗ trợ.

Trường còn có nhiệm vụ phối hợp với các doanh nghiệp, mời các chuyên gia tổ chức các khóa đào tạo, các buổi nói chuyện chuyên đề, các diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học. Tổ chức lựa chọn các dự án, ý tưởng có tính khả thi để hỗ trợ ươm tạo tại trường hoặc kết nối đến các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ ươm tạo, tăng tốc, kết nối đầu tư.

Không dừng lại ở đó, trường còn cần quan tâm nghiên cứu hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.

Để thực hiện đề án này, Bộ đề nghị các trường có kế hoạch triển khai và danh sách cán Bộ, giảng viên phụ trách hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp gửi về Bộ trước ngày 30/6.

Trước đó, từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 và Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án này.

Sớm nhận thấy được tầm quan trọng của khởi nghiệp, từ năm 2014, Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG-HCM) đã áp dụng đào tạo nội dung khởi nghiệp (entrepreneurship) cho sinh viên thông qua các môn học như: Khởi nghiệp, Lập và Phân tích dự án, Kế hoạch Kinh doanh, Quản lý Chiến lược, Quản lý Nhân sự…

Không chỉ sinh viên Bách Khoa khối ngành kinh tế như Quản lý Công nghiệp, Quản trị Kinh doanh được tiếp cận kỹ năng khởi nghiệp một cách bài bản mà cả sinh viên khối ngành kỹ thuật như Điện – Điện tử, Máy tính, Xây dựng, Dầu khí, Hóa học, Môi trường… cũng được trang bị kiến thức tổng quan về lĩnh vực này.

Đặc biệt, sinh viên các chương trình chính quy Chất lượng caoTiên tiếnLiên kết Quốc tế (giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, gọi chung là chương trình Đào tạo Quốc tế) còn được làm quen với mô hình khởi nghiệp căn bản ngay thông qua học phần Kỹ năng mềm/ Dự án Cộng đồng trong học kỳ Pre-University (năm I). Bên cạnh đó, sinh viên Đào tạo Quốc tế còn có hẳn sân chơi BK Innovation để thỏa sức “triển” các dự án sáng tạo và khởi nghiệp.

Theo khảo sát của iPrice 2017, Bách Khoa là trường đại học có nhiều start-up thành công nhất Việt Nam.

 

HÀ ÁNH (Thanh Niên)

Bài trước

Bài tiếp