HCERES là Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học của Pháp, được công nhận trên toàn châu Âu.
HCERES là Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học của Pháp, được công nhận trên toàn châu Âu.
Sau một năm chuẩn bị và triển khai tự đánh giá, Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chính thức đạt kiểm định quốc tế cấp trường theo bộ tiêu chuẩn HCERES vào ngày 12/6/2017, với thời gian công nhận là 5 năm. Đây là mức thời gian công nhận cao nhất của tổ chức kiểm định này. Với kết quả này, Bách Khoa trở thành một trong bốn trường đầu tiên tại Việt Nam đạt kiểm định chất lượng giáo dục châu Âu HCERES, cùng với Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa (Đại học Đà Nẵng), Đại học Xây dựng Hà Nội.
Quyết định công nhận đạt kiểm định HCERES của Đại học Bách Khoa.
Trước đó, hoạt động chuẩn bị cho công tác kiểm định đã được Ban Đảm bảo Chất lượng của nhà trường tiến hành từ tháng 5 – 8/2017. Tháng 10/2016, đoàn công tác của HCERES đến Đại học Bách Khoa khảo sát sơ bộ và kết luận trường đủ điều kiện thực hiện kiểm định, đồng thời hướng dẫn trường tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn và quy trình kiểm định của HCERES. Tháng 1/2017, Đại học Bách Khoa hoàn thành và gởi bản báo cáo tự đánh giá theo đúng kế hoạch HCERES.
Sau khi nhận và xem xét báo cáo tự đánh giá của Bách Khoa, HCERES thành lập đoàn chuyên gia gồm 7 thành viên là những chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đào tạo và quản lý giáo dục đại học, để thực hiện các hoạt động đánh giá tại trường từ ngày 1 – 3/3/2017.
Từ năm 2009 đến nay, Đại học Bách Khoa đã tham gia kiểm định chất lượng cấp chương trình và có 22 chương trình đào tạo được công nhận đạt các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm:
ABET |
– Khoa học Máy tính – Kỹ thuật Máy tính |
AUN-QA |
– Điện tử – Viễn thông – Kỹ thuật Chế tạo – Kỹ thuật Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp – Kỹ thuật Hóa học – Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa – Quản lý Công nghiệp – Cơ Kỹ thuật – Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp – Kỹ thuật Điện – Điện tử (chương trình Tiên tiến) – Kỹ thuật Môi trường – Điện – Điện tử |
CTI (EUR-ACE) |
– Cơ Điện tử (chương trình PFIEV) – Kỹ thuật Hàng không (chương trình PFIEV) – Vật liệu Tiên tiến (chương trình PFIEV) – Polime-Composite (chương trình PFIEV) – Viễn thông (chương trình PFIEV) – Hệ thống Năng lượng (chương trình PFIEV) – Xây dựng Dân dụng & Hiệu quả Năng lượng (chương trình PFIEV) |
FIBAA | – Executive MBA-MCI (thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) |
ACBSP | – MSM (thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) |
Tiếp nối những thành tựu kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Bách Khoa tham gia các hoạt động kiểm định chất lượng cấp trường theo các tiêu chuẩn của HCERES (6/2017), AUN-QA (9/2017).
Kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn khu vực và thế giới là một trong những hoạt động chiến lược của Bách Khoa, hướng tới tầm nhìn trở thành trường đại học sáng tạo, tiên phong và chủ động hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2016 – 2020.
HCERES là tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập có nhiệm vụ đánh giá các cơ sở đào tạo đại học, các tổ chức nghiên cứu và các chương trình đào tạo. HCERES là thành viên chính thức của Hiệp hội Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học châu Âu (ENQA) và Hệ thống Giáo dục đại học châu Âu (EHEA). Ngoài các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Pháp, HCERES còn tham gia đánh giá các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của các quốc gia thuộc EHEA. Trung bình hàng năm HCERES đánh giá và kiểm định 50 cơ sở đào tạo, tổ chức nghiên cứu; 630 đơn vị nghiên cứu; 600 chương trình đào tạo đại học; 300 chương trình đào tạo thạc sĩ và 70 chương trình đào tạo tiến sĩ. HCERES cũng đã thực hiện đánh giá và kiểm định quốc tế đối với các trường đại học nước ngoài, các tổ chức giáo dục của Pháp ở nước ngoài, các đơn vị nghiên cứu hỗn hợp quốc tế. Bộ tiêu chuẩn của HCERES dùng cho đánh giá các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu ở nước ngoài gồm 6 lĩnh vực (trong đó có 17 tiêu chuẩn, 29 tiêu chí):
|
THI CA