Sinh viên Bách Khoa hiến kế tiết kiệm năng lượng

Bach-Khoa-Le-Hong-Phuc-Tiet-kiem-nang-luong-01Máy lạnh và máy nước nóng là hai thiết bị tiêu thụ nhiều điện nhất trong các hộ gia đình. Với tình hình nguồn cung năng lượng ngày càng không đáp ứng được nhu cầu như hiện nay, Lê Hồng Phúc – sinh viên năm 4 Khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM – đưa ra sáng kiến sử dụng nước để làm mát dàn nóng của máy lạnh. Cùng lúc lúc, nước ấm được bơm lên bồn phục vụ sinh hoạt.

BÁCH KHOA SÁNG TẠO

Máy lạnh và máy nước nóng là hai thiết bị tiêu thụ nhiều điện nhất trong các hộ gia đình. Với tình hình nguồn cung năng lượng ngày càng không đáp ứng được nhu cầu như hiện nay, Lê Hồng Phúc – sinh viên năm 4 Khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM – đưa ra sáng kiến sử dụng nước để làm mát dàn nóng của máy lạnh. Cùng lúc, nước ấm được bơm lên bồn phục vụ sinh hoạt.

Theo Lê Hồng Phúc, Việt Nam là đất nước nhiệt đới nóng ẩm nên nhu cầu dùng máy lạnh rất lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng máy nước nóng để tắm rửa, sinh hoạt… của người dân cũng đang ngày một tăng cao.

Hệ thống máy lạnh – máy nước nóng liên kết cải tiến này giúp tiết kiệm 40-50% lượng điện tiêu thụ so với tổng lượng điện dùng cho máy lạnh và máy nước nóng độc lập, đồng nghĩa với việc giảm chi phí điện và giảm áp lực thiếu điện quốc gia vào mùa khô.

Ngoài ra, hiệu suất làm lạnh của máy lạnh được nâng cao, người dùng lại có thêm nguồn nước nóng phục vụ sinh hoạt (máy bơm dùng rất ít điện để tuần hoàn nước đối lưu sang bồn chứa. Quan trọng nhất là môi trường không bị ảnh hưởng và dàn ngưng tụ hoạt động êm, không có tiếng ồn.

Bach-Khoa-Le-Hong-Phuc-Tiet-kiem-nang-luong-02

Mô hình minh họa ý tưởng hệ thống máy lạnh gia đình giải nhiệt bằng nước và tận dụng nhiệt làm nóng nước nhà tắm của sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM Lê Hồng Phúc.

Hệ thống cũ

Mô hình cải tiến

– Cần lượng điện lớn để chạy máy nước nóng
– Máy lạnh tiêu tốn điện chạy quạt giải nhiệt dàn ngưng tụ (dàn nóng)
– Hiệu suất máy lạnh thấp hơn
– Môi trường xung quanh bị ảnh hưởng bởi khí nóng từ dàn ngưng tụ
– Hoạt động của dàn ngưng tụ rất ồn

– Tiết kiệm điện đáng kể vì tận dụng nước giải nhiệt dàn nóng máy lạnh
– Máy bơm dùng rất ít điện để tuần hoàn nước đối lưu sang bồn chứa
– Hiệu suất máy lạnh cao hơn, tốn ít điện hơn
– Ít ảnh hưởng môi trường

– Dàn ngưng tụ hoạt động êm, không có tiếng ồn

Phúc lý giải, nước có hệ số truyền nhiệt cao, nhiệt dung riêng lớn gấp 4 lần (4,2 kJ/kg.K), khối lượng riêng lớn gấp 700-800 lần không khí, nên hiệu suất giải nhiệt cao hơn nhiều lần cho cùng một diện tích truyền nhiệt của dàn nóng. Vì thế, hiệu suất hệ thống tăng lên đáng kể và tuổi thọ máy lạnh được cải thiện.

Kết quả thử nghiệm giải pháp này cho thấy, nước máy sinh hoạt có nhiệt độ ban đầu là 25 oC, sau khi giải nhiệt cho máy lạnh (đã chạy 24/24 giờ) thì nhiệt độ đạt 50 oC. Và chỉ cần 0,62 m3 nước từ các bồn trữ nước gia đình (phổ biến có dung tích 1-2 m3) là đủ để phục vụ cho hệ thống này.

Theo Hồng Phúc, ý tưởng này không mới, bởi đã có doanh nghiệp thử nghiệm ứng dụng trong quy mô lớn ở khu công nghiệp. Tuy nhiên, dự án của Phúc khả thi trong quy mô hộ gia đình nên tính ứng dụng sẽ rộng rãi hơn.

Giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả này đã giúp Lê Hồng Phúc đoạt giải Ba tại cuộc thi Năng lượng xanh cho cuộc sống 2013 do Bộ Công Thương tổ chức.

46,5% người dân quan tâm đến tiết kiệm năng lượng

Một cuộc khảo sát mới đây của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC HCMC, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tại TP.HCM về mức độ quan tâm, hình thức tiết kiệm năng lượng, cho thấy có 46,5% người dân quan tâm, 40% rất quan tâm; người không quan tâm, rất không quan tâm chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ có 3,3%. Trong số này thì học sinh, sinh viên có trình độ học vấn thường rất quan tâm đến việc tiết kiệm và chiếm tỉ lệ cao trong số những người được khảo sát về ý thức tiết kiệm năng lượng. 

Cơ khí là một phần của ngành học Cơ – Điện tử mà Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình liên kết quốc tế với ĐH Công nghệ Sydney danh tiếng của Úc. Mô hình đào tạo chung của OISP là bán du học: 2+2 hoặc 2,5+2. Nghĩa là sinh viên theo học 2 hoặc 2,5 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM, sau đó chuyển tiếp qua trường đối tác học tiếp 2 năm nữa để nhận bằng kỹ sư do trường đối tác cấp.

Nội dung chương trình tại Việt Nam do các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chuyên nghiệp nước ngoài hoặc được đào tạo tại nước ngoài trực tiếp giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Thời gian đăng ký xét tuyển khóa 2014: từ ngày 10/2 đến 16/8.

Học sinh và phụ huynh quan tâm vui lòng truy cập vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

THI CA (tổng hợp từ Người Lao Động, VNExpress)

Bài trước

Bài tiếp