Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Hơn 50% thí sinh trúng tuyển đang ở đâu?

Kết thúc thời gian nộp Giấy Chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia đợt 1 (15 – 19/8/2016), nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Trong đó, có nhiều trường lớn.

Kết thúc thời gian nộp Giấy Chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia đợt 1 (15 – 19/8/2016), nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Trong đó, có nhiều trường lớn.

thi sinh dang o dau 02

Hơn 50% thí sinh trúng tuyển đại học đang ở đâu? – Ảnh: HUỲNH NGÂN

TRƯỜNG LỚN CŨNG PHẢI TUYỂN BỔ SUNG

Ngay sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1 (đợt chính thức), nhiều trường ĐH lớn trên cả nước như ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Y khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, ĐH Thương mại, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Học viện Ngoại giao… đều đồng loạt vào cuộc xét tuyển bổ sung đợt 1 (21 – 31/8/2016).

Đây là điều hiếm thấy ở các mùa tuyển sinh trước, vì các trường “tốp trên” thường thu hút thí sinh giỏi đầu quân vào hết trong đợt đầu, ít khi nào thiếu chỉ tiêu.

Cá biệt, ĐH Y Dược TP.HCM – vốn chưa bị thiếu chỉ tiêu, phải hạ mức điểm nhận hồ sơ để xét tuyển bổ sung. Đồng cảnh ngộ, đại diện ĐH Y khoa Hà Nội – hiệu trưởng Nguyễn Đức Hinh, nói chưa bao giờ trường lại phải đối diện với kết quả tuyển sinh “khó hiểu” như vậy. “Tỉ lệ thí sinh xác nhận nhập học ở tất cả các ngành của trường chỉ đạt khoảng 71%”

Nhiều trường phải hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung so với điểm chuẩn đợt 1, trong đó có rất nhiều trường công.

PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay số lượng thí sinh nộp giấy chứng nhận cho trường mới chỉ khoảng 65% tổng chỉ tiêu cần tuyển. Với tình hình này chắc chắn trường phải xét tuyển bổ sung.

Tương tự, PGS. TS. Nguyễn Đức Minh, phó hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết tính đến hết ngày 19/8 có 4.100 thí sinh nhập học, trong khi chỉ tiêu của trường là 6.500.

Không khá hơn, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đang thiếu khoảng 500 chỉ tiêu, ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM mới đạt khoảng 65% chỉ tiêu, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM thiếu 300 chỉ tiêu. Đại diện các trường này đều cho biết chắc chắc sẽ tuyển bổ sung nhiều ngành.

“Số giấy chứng nhận kết quả thi thí sinh nộp về các trường chưa đến 50% chỉ tiêu. Các trường như ngồi trên lửa. Chuyện gì đang xảy ra, thí sinh ở đâu?”

ThS. Trương Tiến Sĩ (phó trưởng Phòng Đào tạo, ĐH Ngân hàng TP.HCM)

VÌ SAO CÁC TRƯỜNG KHÔNG TUYỂN ĐỦ CHỈ TIÊU?

thi sinh dang o dau

Thí sinh đăng ký xét tuyển tại ĐH Bách Khoa – Ảnh: NHƯ HÙNG

Hiệu trưởng ĐH Y khoa Hà Nội – ông Nguyễn Đức Hinh lý giải, với cách thức xét tuyển năm ngoái, thí sinh được thay đổi nguyện vọng, đồng thời nhà trường phải công khai danh sách, mức điểm hồ sơ đã nộp để thí sinh tham khảo. Thì năm nay, toàn bộ thông tin này rơi vào trạng thái “tù mù”, thí sinh không biết mình đứng ở đâu, còn nhà trường thì hoàn toàn bị động với hồ sơ ảo.

Còn TS. Nguyễn Kim Quang, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng với cơ chế xét tuyển như năm nay, về nguyên tắc thống kê, khả năng một thí sinh đậu cùng lúc hai trường rất cao.

Như vậy, xác suất các trường gọi trúng tuyển chỉ 50%, vì thí sinh chọn một trong hai trường. Trên lý thuyết, các trường muốn đủ chỉ tiêu phải gọi thí sinh trúng tuyển đến 200% chỉ tiêu!

Trong khi đó, Bộ GD&ĐT dù phân quyền cho các trường được phép gọi thí sinh để đảm bảo chỉ tiêu cần tuyển, nhưng lại liên tục cảnh báo trường nào tuyển vượt chỉ tiêu sẽ bị xử lý kỷ luật (?!). Vì thế không trường nào dám gọi thí sinh vượt đến 200%.

Đây thật sự là thách đố đối với các trường trong kỳ tuyển sinh năm nay. Do đó, tình trạng thí sinh nhập học không đủ chỉ tiêu khá phổ biến ở các trường là chuyện bình thường. Các trường đều dè dặt và đã sẵn sàng phương án xét tuyển bổ sung” – ông Quang nói.

Về nguồn tuyển các đợt xét tuyển bổ sung, ông Quang cho biết khi xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, Bộ GD&ĐT đã khẳng định dư nguồn tuyển.

Tuy nhiên, lãnh đạo các trường ĐH ở TP.HCM tỏ ra nghi ngờ dữ liệu nguồn tuyển mà Bộ GD&ĐT công bố.

“Hầu hết các trường phía Nam đều không tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1. Vậy nguồn dữ liệu bộ công bố là dư nguồn tuyển cho các trường ở đâu ra?” – lãnh đạo một trường ĐH ở TP.HCM thắc mắc.

Còn theo ông Đinh Văn Sơn – hiệu trưởng ĐH Thương mại, việc Bộ GD&ĐT chỉ vì những thất bại của năm 2015 mà vội vàng thay đổi hoàn toàn phương thức xét tuyển một cách máy móc, không có nghiên cứu cụ thể… đang gây ra nhiều hệ lụy.

“Việc bí mật thông tin xét tuyển, không cho thí sinh biết mức điểm các hồ sơ đã nộp để làm cơ sở dữ liệu thứ hạng của mình, nhằm lựa chọn phù hợp với mức điểm cụ thể, đã làm khó các trường và cả chính thí sinh” – ông Sơn nhận định.

Đợt xét tuyển bổ sung 1 diễn ra từ 21 – 31/8/2016. Các thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 (hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa nộp Giấy Chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia – bản gốc) có thể tham gia xét tuyển tối đa 3 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành (nguyện vọng).

Kết quả xét tuyển đợt bổ sung 1 được công bố trước ngày 4/9.

Thí sinh trúng tuyển đợt bổ sung 1 phải nộp Giấy Chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia – bản gốc cho trường mình muốn học trước 17g ngày 9/9.

Nguyên tắc xét trúng tuyển và xác nhận nhập học vẫn như đợt 1: các nguyện vọng ở mỗi trường được xét theo thứ tự ưu tiên; thí sinh trúng tuyển từ 2 trường trở lên có thể chọn trường mình muốn học.

 
Tổng hợp từ Tuổi Trẻ

Bài trước

Bài tiếp