Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Xét tuyển ĐHQG: có thể chọn 4 trường khác nhau

Dự thảo Quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy 2016 vừa ban hành cho phép ĐHQG, ĐH vùng được tổ chức xét tuyển theo nhóm trường, nhờ đó tăng lựa chọn và cơ hội xét tuyển cho thí sinh.

Dự thảo Quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy 2016 vừa ban hành cho phép ĐHQG, ĐH vùng được tổ chức xét tuyển theo nhóm trường, nhờ đó tăng lựa chọn và cơ hội xét tuyển cho thí sinh.

 

Theo dự thảo, trong đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển tối đa vào 2 trường, mỗi trường không quá 2 ngành (nguyện vọng) và thí sinh không được thay đổi nguyện vọng vào trường/ ngành đã đăng ký trong đợt xét tuyển. Ở đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa vào 3 trường, mỗi trường không quá 2 ngành.

Tuy nhiên, nếu đăng ký vào nhóm trường như ĐHQG TP.HCM, cơ hội chọn ngành, chọn trường của thí sinh tăng lên. Cụ thể, thí sinh có thể:

  • Đăng ký tối đa 4 ngành của cả 4 trường khác nhau là thành viên ĐHQG TP.HCM, hoặc
  • Đăng ký 2 ngành của 1 hoặc 2 trường thành viên ĐHQG TP.HCM, 2 ngành của 1 trường khác ngoài nhóm ĐHQG TP.HCM.

Lien ket tuyen sinh theo nhom truong

Học sinh lớp 12 Trường Marie Curie (TP.HCM) ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia. – Ảnh: TẤN THẠNH 

Theo TS. Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau ĐH ĐHQG TP.HCM, nhóm tuyển sinh của ĐHQG TP.HCM theo dự kiến gồm 7 đơn vị thành viên: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Khoa Y.

TS. Chính cho biết phương án tuyển sinh năm 2016 cho phép thí sinh chủ động chọn trường, ngành mình thích, đẩy “phần khó” sang các trường với tỉ lệ ảo tăng cao. Việc các trường cùng một phân tầng phối hợp tuyển sinh theo nhóm nhằm giảm tỉ lệ ảo khi cả nhóm dùng một phần mềm.

“Phần mềm từng trường đã được hoàn thiện từ năm ngoái, năm nay chỉ cần điều chỉnh nhỏ để liên kết với nhau nhằm giảm tỉ lệ ảo và chia sẻ thông tin. Tóm lại, phương án tuyển sinh theo nhóm tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh” – TS. Chính nói.

Theo đại diện ĐHQG TP.HCM, hiện một số đơn vị có ý định gia nhập nhóm tuyển sinh này nhưng vẫn chưa quyết định chính thức. “Cần có thời gian để xem xét vấn đề này do phải xét đến các yếu tố có lợi cho hai bên và giải pháp kỹ thuật” – TS. Chính nói.

Tuy nhiên, ngoài ĐHQG TP.HCM, nhiều trường khác tỏ ra chưa sẵn sàng, khá e dè trước phương án liên kết tuyển sinh mới này. ThS. Phạm Thái Sơn, phó trưởng Phòng Đào tạo – Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho biết hiện trường chưa có phương án về vấn đề tuyển sinh theo nhóm do còn khá mới mẻ và dự thảo quy chế dự thảo chỉ giới hạn cho ĐHQG và ĐH vùng.

“Sau khi Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành quy chế chính thức vấn đề này, nhà trường sẽ xem xét và có thể liên hệ một số trường để xét tuyển chung. Tuy nhiên, cần có thời gian để quyết định do phương án này liên quan đến các phần mềm, nhóm ngành nghề xét tuyển, phải nộp đề án và có sự đàm phán giữa các trường” – ThS. Sơn nói.

PGS. TS. Lê Hiếu Giang, phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết trường ông đang xem xét việc xét tuyển theo nhóm. Nếu phương án này được nhà trường thông qua, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM hoặc thỏa thuận để gia nhập vào nhóm của ĐHQG TP.HCM hoặc lập một nhóm riêng để giúp thí sinh có nhiều sự lựa chọn ngành nghề.

Năm 2016, Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) dự kiến tuyển sinh 26 ngành thuộc các chương trình đào tạo chính quy Chất lượng cao, Tiên tiến, Liên kết Quốc tế, Tăng cường tiếng Nhật.

Với phổ ngành rộng, thí sinh có thể thỏa sức lựa chọn nguyện vọng phù hợp với sở thích, năng lực và điều kiện của mình như: Điện – Điện tử, Cơ khí, Cơ Điện tử, Xây dựng, Dầu khí, Công nghệ Thông tin, Công nghệ Hóa, Hóa Dược, Môi trường, Kỹ thuật Ô tô, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, v.v…

Chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình Tăng cường tiếng Nhật), đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐHQG TP.HCM và các trường đối tác của Mỹ, Úc, Nhật công nhận về chất lượng. Sau khi hoàn tất 2 năm đầu với kết quả học tập và kỹ năng tiếng Anh tốt, sinh viên có thể chuyển tiếp 2 năm cuối sang các trường ĐH ở Mỹ, Úc, Nhật để học tập và nhận bằng.

Liên hệ Bộ phận Tư vấn tuyển sinh của chúng tôi để được tư vấn chọn ngành/ chương trình phù hợp:

Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM – Văn phòng Đào tạo Quốc tế
• P.306, Nhà A4, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM

• (028) 7300.4183 | 03.9798.9798

Hoặc để lại thông tin cho chúng tôi theo link sau để nhận bản tin tuyển sinh hàng tháng: http://goo.gl/Fo49uu

 

LÊ THOA (Người Lao Động)

Bài trước

Bài tiếp