Sinh viên học chuyên ngành Khoan Dầu khí thường được ví von là “Kỹ sư ngàn đô” của tương lai. Điều này dễ hiểu bởi mức lương thấp nhất cho kỹ sư ngành này được tính bằng đơn vị ngàn USD. Thực hư thế nào, hãy lắng nghe chia sẻ của chính những người trong nghề.
Sinh viên học chuyên ngành Khoan Dầu khí thường được ví von là “Kỹ sư ngàn đô” của tương lai. Điều này dễ hiểu bởi mức lương thấp nhất cho kỹ sư ngành này được tính bằng đơn vị ngàn USD. Thực hư thế nào, hãy lắng nghe chia sẻ của chính những người trong nghề.
LAO ĐỘNG TRÁI MÙA
Công việc của KSKDK nhìn chung khác giống với Kỹ sư Xây dựng.
Công việc của Kỹ sư Khoan Dầu khí (KSKDK) nhìn chung, vô cùng giống với Kỹ sư Xây dựng các công trình. Nói nôm na là Kỹ sư Xây dựng chịu trách nhiệm những công trình trên mặt đất, còn KSKDK thì làm việc với những công trình trên mặt biển và dưới lòng đất.
Công việc của KSKDK thường được chia làm hai giai đoạn: phác thảo, lên kế hoạch; và thực hiện, làm trực tiếp tại công trình.
Ở giai đoạn đầu tiên, KSKDK chỉ việc “ngồi mát”, thiết kế, lên bảng vẽ hệt như môt kiến trúc sư. Sang giai đoạn kế tiếp, sau khi có bản vẽ trong tay, KSKDK mới bắt đầu ra công trình, thực hiện, chỉ đạo, quản lý việc “hô biến” các bản vẽ thành công trình thực sự. Khi công trình được bàn giao xong xuôi cũng là lúc KSKDK tạm thời “thất nghiệp”.
Tuy nhiên, công việc này có điểm đặc trưng là trái mùa. Thông thường, với cơ cấu tổ chức, vận hành thông thường của một công ty, các phòng ban chủ chốt, tiên quyết sẽ xuất hiện trước như tài chính, kế toán, địa chất… Chỉ khi các phòng này vận hành xong xuôi mới có “đất” cho KSKDK.
Hai, ba năm sau, khi công trình đã hoàn tất mọi công đoạn cuối cùng, công việc của KSKDK kết thúc, mới là lúc các kỹ sư, công nhân ở các bộ phận khác lục đục kéo tới để làm việc.
Ở giai đoạn đầu tiên, KSKDK chỉ việc “ngồi mát”, thiết kế, lên bảng vẽ hệt như môt kiến trúc sư.
HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI KSKDK
Mỗi khi công trình bắt đầu, các KSKDK lại rạo rực chuẩn bị hành trang cho cuộc “viễn chinh” mới. Về vật chất – ai cũng như ai, về tinh thần – mỗi người mỗi khác. Trong khoảng thời gian tới, họ sẽ phải xem biển là nhà, đối mặt với bốn mùa mênh mông sóng nước, làm sao có thể thoát khỏi nỗi nhớ gia đình, đất liền.
Còn nhiều bộn bề lo lắng khác, nhất là với những kỹ sư đã có gia đình, con cái. Nỗi trăn trở ấy chính là “hành trang” tinh thần mà mỗi người KSKDK phải mang theo, dẫu không phải ai cũng cảm thấy nhẹ lòng khi đối diện với “hành trang” ấy.
Ngoài sóng biển, KSKDK chỉ có đồng nghiệp và tivi làm bầu bạn.
Ra ngoài công trình, khung cảnh xung quanh chỉ toàn máy móc và sắt thép, tiếng hàn, tiếng búa. Chuẩn bị tinh thần kỹ càng đến đâu cũng không thể tránh khỏi những lúc yếu lòng, thèm một chút bóng râm hay tiếng xe cộ, tiếng cười giỡn của trẻ con.
Thông thường, các kỹ sư ở đây chỉ nắm được thông tin từ đất liền nhờ các phương tiện vô tuyến. Ngoài đồng nghiệp, KSKDK chỉ có chiếc tivi làm bầu bạn.
Cô đơn là vậy, công việc của KSKDK lại còn phải đối mặt với nhiều điều bất ngờ, chủ yếu là tai nạn lao động. Mỗi ngày tới là một nguy cơ khó báo trước với các kỹ sư dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng về các biện pháp an toàn lao động.
Công việc ở dàn khoan thường tiếp xúc với nhiên liệu, máy móc mà chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường như cháy nổ, rò rỉ, chập điện… có thể lấy đi sinh mạng của mình và những người khác bất cứ lúc nào.
>> Ngành Dầu khí – trung tâm của sự ưu ái
Nghề “đọ trí” với tử thần.
TẠI SAO KSKDK VẪN BÁM NGHỀ?
Mức lương hậu hĩnh là một trong những điều kiện tiên quyết giữ chân KSKDK với nghề. Song đó chưa phải là tất cả…
Công việc thực địa, tìm hiểu địa hình cho phép các KSKDK được đi nhiều nơi, có cơ hội học tập, nâng cao trình độ ở các quốc gia ngành công nghiệp Dầu khí phát triển như Úc, Mỹ.
Vì thế, ngành này sẽ không phụ “kỳ vọng” của những ai chí lớn, muốn tìm tòi, học hỏi công nghệ tiên tiến và ứng dụng ở Việt Nam. Nhiều người đam mê công nghệ đã có cơ hội thỏa sức nghiên cứu, tìm tòi nhờ chế độ ưu đãi, giáo dục đào tạo chuyên sâu.
Hiện tại, Việt Nam đang chú trọng phát triển ngành Dầu khí, thu hút nhiều nhân lực vào ngành này. Các công ty, tập đoàn Dầu khí lớn ráo riết săn lùng người tài bằng mức lương và đãi ngộ đặc biệt.
Tiềm năng và trữ lượng khai thác của các mỏ dầu ở Việt Nam là vô cùng lớn. Các mỏ dầu thế giới vẫn còn 30-40 năm tuổi thọ nữa trước khi cạn kiệt, trong khi nhiều nơi ở Việt Nam chỉ mới mắt đầu thăm dò.
Những thành quả KSKDK nhận được hoàn toàn xứng đáng.
Do đó, theo dự báo, ngành KSKDK sẽ càng trở nên “hot” trong thời gian tới.
Thêm một điểm mấu chốt nữa là khoảng thời gian nghỉ sau khi xong công trình của KSKDK có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tha hồ cho họ “bay lượn”, du lịch, vui chơi, làm những điều mình thích. Ai nói KSKDK chỉ có thể làm mà không thể hưởng?!
>> Trái tim của Đại học Adelaide
CON ĐƯỜNG CHINH PHỤC ƯỚC MƠ THÀNH KSKDK
Trang Never Eat Alone cho hay, nếu bạn đặt mục tiêu cho mình và viết ra giấy một cách rõ ràng, thì bạn nằm trong 3% số người có kế hoạch rõ ràng và sẽ có mức lương cao gấp 10 lần tổng thu nhập 97% kia cộng lại! Đây là một minh chứng cho việc lên sẵn kế hoạch cho tương lai. Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, cần phải hiểu và có mục tiêu sinh viên mới có thể đạt được những thành quả trong công việc.
Hiện Đại học Bách Khoa TP.HCM hay Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội đang là những trường đầu ngành về đào tạo KSKDK. Tuy nhiên, theo nhiều người chia sẻ, dù mới ra trường, lương cao, nhưng bạn vẫn chỉ là “tập sự” vì kinh nghiệm chưa nhiều. Phải từ năm thứ tư, thứ năm trở đi bạn mới trở thành “lão làng” trong ngành. Vì thế, nhiều sinh viên chọn thêm một hướng đi hiệu quả, rút ngắn khoảng cách đó chính là chọn theo học các trường uy tín ở nước ngoài.
Các mỏ dầu thế giới vẫn còn 30-40 năm tuổi thọ nữa trước khi cạn kiệt, trong khi nhiều nơi ở Việt Nam chỉ mới mắt đầu thăm dò.
Thực tế, các kỹ sư tu nghiệp tại nước ngoài được “trọng dụng” hơn vì có trình độ chuyên môn, kỹ năng tốt. Bên cạnh đó là một nền tảng Anh ngữ tốt cũng giúp các kỹ sư này “đi tắt, đón đầu” trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi công ty cử người ra nước ngoài học tập, ắt sẽ chọn những gương mặt đã từng “ăn dầm nằm dề” với tiếng Anh rồi!
Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có đủ điều kiện tài chính để theo học chương trình du học toàn phần tại nước ngoài. Vì thế, một mô hình đào tạo được xem là tối ưu hơn đã và đang dần được nhiều bạn trẻ lựa chọn: chương trình Liên kết Quốc tế của Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách Khoa TP.HCM.
Với mô hình đào tạo 2+2, gồm 2 năm học tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm học tại ĐH đối tác ở nước ngoài, chương trình Liên kết Quốc tế có thể giúp bạn tiết kiệm 50% chi phí học tập và sinh hoạt mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra.
>> Chương trình Kỹ thuật Dầu khí chất lượng cao
Hiện nay, ở bậc đại học (ĐH), Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình Liên kết Quốc tế hợp tác với trường ĐH danh tiếng của Úc là ĐH Adelaide về đào tạo ngành Dầu khí. Mô hình đào tạo của OISP là 2+2: sinh viên hoàn tất 2 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại ĐH đối tác ở Úc. Nội dung chương trình học tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bằng cấp do ĐH đối tác cấp được công nhận trên toàn thế giới. OISP cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác, bao gồm: làm các thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho sinh viên. Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khóa 2014: đến hết ngày 16/8. Vui lòng truy cập vào đây để biết thêm thông tin về điều kiện xét tuyển đầu vào và các bước nộp hồ sơ. |
THANH PHONG tổng hợp từ Vietnamworks – Ảnh: Getty Images