Giải mã “con nhà người ta” Mè Sĩ Phú qua 5 hashtag

Đạt điểm trung bình tích lũy “đáng sợ” (9.46), hoạt động Đoàn hội xuất sắc, ẵm học bổng không sót học kỳ nào. Động cơ của anh chàng SV K14 Điện – Điện tử chương trình Tiên tiến ĐH Bách Khoa TP.HCM này là gì?

Đạt điểm trung bình tích lũy “đáng sợ” (9.46), hoạt động Đoàn hội xuất sắc, ẵm học bổng không sót học kỳ nào. Động cơ của anh chàng SV K14 Điện – Điện tử chương trình Tiên tiến ĐH Bách Khoa TP.HCM này là gì? 14.png 14.png 14.png

 

Thử lắng nghe những chia sẻ hết sức bất ngờ và dễ thương từ Phú để biết được “con nhà người ta” từ đâu mà ra ha!

1. #LƯỜI

Chắc các bạn không tin, thế nhưng đây là lời “tự thú” từ chính bạn Sĩ Phú khi được hỏi miêu tả về bản thân mình đấy:

“Mình khá lười. Ngoài việc đi học, mình rất lười ra đường. Cuối tuần mình thường ở phòng làm bài tập, kiếm gì đó học thêm, xem phim và ngủ.”

Hoạt động vận động thường xuyên nhất của Phú chính là đá banh và đi học. Phú hài hước chia sẻ rằng: “Trường Bách Khoa rộng lắm, mỗi lần chuyển chỗ học cũng coi như là một bài tập thể chất rồi” (cười ^^)

Do vậy, tất cả năng lượng còn lại của Phú chỉ còn dành cho đá banh – môn giải trí yêu thích nhất của cậu. Mỗi khi rảnh, Phú chơi đá banh với các bạn cùng lớp hoặc các anh khóa trên ở chung phòng ký túc xá.

Me Si Phu DH Bach Khoa 04a

Mè Sĩ Phú, SV K14 Điện – Điện tử, chương trình Tiên tiến, ĐH Bách Khoa TP.HCM.

2. #ĐAM_MÊ

Chắc hẳn các bạn đều đã chú ý đến sự tương phản giữa độ “lười” học và độ “nghiện” học của Phú nhỉ! Nhưng, thật sự thì “làm bài tập” hay “kiếm gì đó học thêm” đối với cậu bạn này lại không hề là học nhé, chẳng có chút gì mệt mỏi, căng thẳng, mà hoàn toàn ngược lại nữa đó.

“Thiệt ra gọi là “tìm hiểu về mấy cái mình thích” thì đúng hơn là học. Sau khi làm xong những bài tập thầy cho trên trường, mình thường tìm hiểu thêm về các vi điều khiển và mấy cái mình thấy hay và có thể sẽ có ích cho tương lai sau này. Bên cạnh đó, mình cũng hay mua mấy linh kiện mà mình đang học trên lớp về để vọc thử, chế thử lại xem có giống những gì mình học không.”

Vì thế mà mỗi ngày học đều là một bước trên hành trình theo đuổi đam mê đối với Phú. Khởi đầu chỉ là sự hứng thú với ngành Điện – Điện tử do những mô tả từ các anh chị đi trước và trong những buổi tư vấn hướng nghiệp. Đến khi thực sự học tập thì Phú lại càng chắc chắn hơn về lựa chọn ngành học của mình.

“Càng học càng thấy ngành này hay thật, nó giúp mình tạo ra nhiều ứng dụng và sản phẩm gần gũi, phục vụ trực tiếp cho đời sống hằng ngày. Mình thấy học Điện – Điện tử nói riêng và kỹ thuật nói chung rất thú vị. Cảm giác mỗi khi được tận mắt thấy sản phẩm mình tạo ra hoạt động rất là… sướng!” 30.png

Phú (cầm viết) học nhóm cùng các bạn ở ký túc xá trong một buổi cúp điện đột xuất.

3. #ANH_DỄ_HƠN_VIỆT

Đam mê ngành học là yếu tố rất quan trọng nhưng vẫn chưa đủ, vì đối với chương trình Tiên tiến, Sĩ Phú phải học tất cả bằng tiếng Anh, đến cả những sách giáo trình, bài tập cũng đều chi chít ngoại ngữ. Thế nhưng, khi được hỏi, Phú lại một lần nữa “lật ngược” suy nghĩ của mọi người về vấn đề này:

“Một điều mình thấy hay của chương trình Tiên tiến là những giáo trình dùng trong chương trình. Những quyển sách đó đều viết rất dễ hiểu, rõ ràng hơn sách tiếng Việt nhiều. Mình có thử đọc một số sách cùng đề tài bằng tiếng Việt nhưng cảm thấy khó hiểu hơn.”

Nghe thật ngược đời nhưng lại có thật đấy! Hơn nữa, Phú còn “bật mí” thêm bí quyết để trở thành “con nhà người ta” với điểm số luôn trên 9 của mình:

“Mình rất thích giải các bài tập trong sách. Học phần gì thì giải phần đó. Mình thấy cứ giải hết mấy bài trong sách thì đi thi thể nào cũng 8 trở lên. Với lại, các bài tập trong sách của chương trình Tiên tiến đều rất khái quát và có tính ứng dụng cao, không hề đánh đố người làm mà chủ yếu tập trung giúp người đọc hiểu kiến thức.”

Các bạn sinh viên đã ghi chú lại chưa nào? Bí quyết thành “con nhà người ta” không hề phức tạp đúng không? Hãy nhanh tay mà thực hiện từ hôm nay nhé!

4. #ẤM_ÁP

Nếu như chỉ nhìn bên ngoài, khó ai có thể biết được cậu bạn có nét mặt hơi trẻ con, cách nói chuyện mộc mạc này lại là một còn người rất ấm áp và sâu sắc. Phú tham gia tích cực trong nhiều hoạt động xã hội từ những ngày đầu vào trường. Trò chuyện với OISP, Phú đã chia sẻ kỷ niệm mà cậu ấn tượng nhất khi tham gia các hoạt động này:

“Có lần đi tặng quà ở một ngôi chùa bên Gò Vấp, ở đó có một em nhỏ rất thích cái đồng hồ của mình, em đó cứ đòi cầm xem. Lúc đòn về, em đó quyến luyến không chịu cho mình về đến sắp khóc. Mình thấy thương quá nên đã tặng em đó cái đồng hồ của mình làm kỷ niệm luôn. Mình cảm nhận được sự thiếu thốn của mấy em đó, có thể mấy bé đủ ăn đủ uống nhưng về mặt tinh thân, tình cảm thì vẫn thiệt thòi nhiều so với người có gia đình trọn vẹn như tụi mình lắm.”

Quả là một chàng trai rất dịu dàng và tình cảm phải không các bạn! 17.png

Đối với Phú, tham gia các hoạt động không phải vì thành tích hay điểm rèn luyện mà chính là cho bản thân mình. Qua những hoạt động ngoại khóa, Phú đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm hữu ích, kỷ niệm khó quên và làm quen được thêm nhiều bạn mới. Cậu tâm sự:

“Sinh viên mà chỉ có học không thì cũng chán, thông qua các hoạt động ở ký túc xá hay OISP thì mình có thể kết bạn, biết thêm kỹ năng cho công việc tương lai.”

5. #CÀNG_ĐÔNG_CÀNG_VUI

Phải rời xa gia đình và sinh hoạt trong môi trường tập thể tại ký túc xá cùng những người đồng trang lứa xa lạ, Phú đã không gặp ít khó khan ban đầu. Tuy nhiên, chỉ sau một quãng thời gian ngắn, Phú đã sớm thân nhau như người một nhà với các anh, các bạn cùng phòng.

“Ở đông người thì ban đầu cũng có mấy chỗ bất tiện, nhưng cũng là cơ hội để mình rèn thêm cách ứng xử. Nhiều lúc phải bớt cái tôi lại, đặt lợi ích chung lên và lắng nghe ý kiến góp ý của người khác, cũng như học cách góp ý khéo léo, không gây mâu thuẫn. Giờ thì mình lại thấy càng đông càng vui. Xem phim, xem đá banh một mình chán lắm, có các anh, các bạn cùng phòng tụ lại, mỗi người một câu mới thích. Hơn nữa, ở chung với nhiều bạn đến từ các ngành khác nhau hoặc các anh khóa trên, mình lại được dịp học hỏi, trao đổi thêm để tiến bộ nữa.”

Me Si Phu DH Bach Khoa 01

Sinh hoạt trong môi trường tập thể giúp Phú (phải) rèn luyện cách ứng xử và học hỏi thêm nhiều kiến thức từ bè bạn.

Chỉ 5 hashtag thôi nhưng chắc các bạn đã hiểu thêm không ít về cậu bạn đáng nể này rồi đúng không? Cảm ơn Phú vì những chia sẻ chân thành và hy vọng những “bí kíp” này sẽ giúp ích thêm cho các bạn trong học tập và sinh hoạt dưới mái trường Bách Khoa.

Chúc Phú ngày càng thành công trên chặng đường trở thành kỹ sư Bách Khoa nhé! 16.png

 
Đừng bỏ lỡ sự kiện tuyển sinh lớn nhất hàng năm của ĐH Bách Khoa!
08:00 – 12:00, Chủ Nhật 10/7/2016
Hội trường A5, ĐH Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10
 

ngay hoi tuyen sinh oisp 2016 dai hoc bach khoa 01

 
  • Tìm hiểu chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến, Liên kết Quốc tế
  • Cơ hội trở thành sinh viên chính quy Bách Khoa, học 100% tiếng Anh
  • ĐH Bách Khoa cấp bằng chính quy, nhiều lựa chọn du học Úc, Mỹ, Nhật
  • Nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp, nhận lịch thi tiếng Anh đầu vào

► Đăng ký tham dự

  
SONG ANH thực hiện
Ảnh: nhân vật cung cấp

Bài trước

Bài tiếp