Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Quản lý Công nghiệp – Màu sắc riêng trong ngành quản trị

Các bạn học sinh có thiên hướng tư duy logic và yêu thích lĩnh vực quản trị kinh doanh, kế toán tài chính rất phù hợp với ngành Quản lý Công nghiệp.

Mã trường: QSBMã ngành: 223

BẠN BIẾT GÌ VỀ NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TẠI BÁCH KHOA?

  • Ngành Quản lý Công nghiệp ra đời và phát triển hơn 30 năm trong lòng ngôi trường đại học kỹ thuật lớn nhất miền Nam;
  • Mục tiêu của chương trình Chất lượng cao ngành Quản lý Công nghiệp là đào tạo nguồn nhân lực vừa có năng lực chuyên môn về quản lý, kinh doanh vừa giỏi tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành để làm việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu;
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc với nhiều vai trò khác nhau như: quản lý, tổ chức sản xuất, dịch vụ, thương mại…

BẢNG MÀU RIÊNG CỦA NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TẠI BÁCH KHOA

  • Sự kết hợp các hoạt động sáng tạo tri thức (nghiên cứu khoa học), chuyển giao tri thức (đào tạo) và sử dụng tri thức (tư vấn & ứng dụng) trong lĩnh vực quản lý;
  • Là cầu nối giữa các khối kiến thức – năng lực kỹ thuật và khối kiến thức – năng lực quản lý, tạo nên một chỉnh thể trong xu thế đào tạo liên ngành và đa lĩnh vực;
  • Sinh viên ngành sẽ được trang bị hệ thống kiến thức về quản trị trong lĩnh vực công nghiệp với các nền tảng về kỹ thuật và công nghệ. Ngoài ra, người học còn được cung cấp một lượng lớn kiến thức về quản trị dự án, nguồn nhân lực, sản xuất, công nghệ, vật tư…;
  • Sinh viên có cơ hội cọ xát thực tế trong các tiết thực hành, cuộc thi khởi nghiệp, thực tập ở những doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại Việt Nam;
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp tự tin sử dụng kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng ứng dụng tin học thành thạo cho công việc trong tương lai.

CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

Chuyên ngành Quản lý Chuỗi Cung ứng & Vận hành (Operations & Supply Chain Management), nhằm cung ứng nhân lực cho các vị trí:
• Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, quản lý con người;
• Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiếp lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành;
• Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và bảng tính, kiểm định quá trình để xác định những khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện thay đổi;
• Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng: thương lượng hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại;
• Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn (Lean) và giảm thiểu thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ;
• Nâng cao hiệu quả làm việc thông qua các thiết kế cấu trúc hệ thống thông tin tích hợp hoặc chức năng (không lập trình).

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (Business Management), nhằm cung ứng nhân lực cho các vị trí:
• Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng khoán…;
• Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động…;
• Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, kinh doanh quốc tế…

Chi tiết chương trình đào tạo chương trình Chất lượng cao ngành Quản lý Công nghiệp tại đây

Thông tin liên hệ
• VP Đào tạo Quốc tế (OISP) – Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM)
• (028) 7300.4183 – 03.9798.9798
• tuvan@oisp.edu.vn

Bài: LINH LÊ – Hình: OISP

Bài trước

Bài tiếp