Bí quyết học tập của anh chàng đạt học bổng tiến sĩ toàn phần tại Úc

Nhân vật OISP chọn phỏng vấn kỳ này là Hồ Nhật Minh, sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng khóa 2010, chương trình Liên kết Quốc tế của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chuyển tiếp sang ĐH Griffith (Griffith University, Úc) từ năm 2012 và hoàn tất chương trình kỹ sư vào năm 2014. Đầu năm 2015, Minh về Việt Nam, mang theo mình một niềm vui lớn: đạt học bổng tiến sĩ toàn phần của ĐH Griffith.

Nhân vật OISP chọn phỏng vấn kỳ này là Hồ Nhật Minh, sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng khóa 2010, chương trình Liên kết Quốc tế của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chuyển tiếp sang ĐH Griffith (Griffith University, Úc) từ năm 2012 và hoàn tất chương trình kỹ sư vào năm 2014. Đầu năm 2015, Minh về Việt Nam, mang theo mình một niềm vui lớn: đạt học bổng tiến sĩ toàn phần của ĐH Griffith.

Ho Nhat Minh 01

Nhật Minh trong phòng lab Griffith University.

Những ngày này, Minh đi đi về về giữa Cà Mau với Sài Gòn để tìm tài nguyên cho luận án và lắng nghe ý kiến đóng góp từ các giảng viên Bách Khoa trước khi lưu lại miệt đất mũi để sum họp gia đình và đón Tết.

OISP may mắn nối được tín hiệu với anh chàng “tiến sĩ tương lai” siêu bận rộn này để trao đổi kinh nghiệm học hành.

* Đậu vào ngành Xây dựng hệ chính quy tiếng Việt của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM với số điểm 21.5, vì sao Minh lại quyết định chuyển sang Chương trình Liên kết Quốc tế 2+2?

– Được đi du học là ước mơ từ nhỏ của em, nên khi biết được Trường ĐH Bách Khoa có chương trình liên kết – tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc du học, thì em đã chuyển sang chương trình này để thoả ước mong.

* Được biết Minh luôn giữ kết quả học tập xuất sắc suốt bốn năm học. Em không ngại chia sẻ một số thành tích nổi bật chứ?

– Tuy thành tích học tập của em tương đối tốt – hai năm đầu tại Bách Khoa là 9.5/10 và sang Griffith University đạt 6.8/7 – nhưng điểm hạn chế lớn của em là ít tham gia các hoạt động xã hội. Thực ra, hoạt động xã hội cũng rất quan trọng, vì em từng nộp đơn xin học bổng cho một số chương trình khác nhưng do thiếu các hoạt động xã hội nên em đã từng thất bại khá nhiều lần. Vì thế, nếu những ai muốn thành công nhiều hơn khi học tập ở Úc thì nên dành một phần thời gian cho hoạt động xã hội.

>> Brisbane không buồn

Ho Nhat Minh 02

Hồ Nhật Minh nhận tại lễ tốt nghiệp Griffith University năm 2014 (đứng thứ tư từ phải qua). Đồng môn của Minh, Đoàn Vũ Toàn, cao nhất nhóm, người từng “lên sóng” OISP cách đây không lâu, cũng nhận bằng kỹ sư xây dựng cùng đợt với Minh.

>> Đoàn Vũ Toàn: học xây dựng xong, em sẽ tiếp tục con đường bóng rổ

* Trong quá trình học tập tại BK-OISP cũng như Griffith, em đã gặp những khó khăn gì và vượt qua nó thế nào?

– Đó là kỹ năng thuyết trình. Khi mới bắt đầu học tập tại BK-OISP, kỹ năng thuyết trình của em rất yếu. Nhưng sau quá trình học tập, rèn luyện thì em có đã cải thiện và tự tin hơn rất nhiều. Chuyển tiếp qua Griffith cũng vậy, tiếng Anh đã là một rào cản, nay phải thuyết trình tất cả bằng tiếng Anh thì thật không dễ dàng chút nào. Bằng cách luyện tập nhiều trước mỗi bài thuyết trình, nó giúp em phần nào tự tin hơn và vượt qua mỗi kỳ thuyết trình.

Ngôn ngữ cũng là rào cản khá lớn. Ở Úc, đa văn hóa, đa ngữ giọng nên nhiều lúc giao tiếp rất khó khăn. Vấn đề này em nghĩ chỉ có tiếp xúc nhiều rồi dần dần quen.

* Rất nhiều học sinh quen tư duy học tập “cầm tay chỉ việc” ở bậc THPT đã không thích nghi với môi trường học tập tự chủ ở bậc đại học nên sớm bị đào thải. Từ kinh nghiệm của chính bản thân của em, phương pháp học tốt ở bậc đại học nói chung và Anh văn nói riêng, đó là gì?

– Vẫn là tự học là chính. Em cho là nên dành thời gian lên giảng đường sẽ tốt hơn, vì có thể tiếp thu kiến thức tại chỗ và trực tiếp trao đổi với giảng viên. Về nhà thì đọc thêm một số tài liệu để bổ sung kiến thức. Và quan trọng nhất là nên học từ đầu học kỳ không nên đợi đến gần thi mới bắt đầu học. Khi không rõ vấn đề gì mà không tự mình giải quyết được nữa thì phải mạnh dạn gửi e-mail hẹn gặp giảng viên để trao đổi thêm hoặc trao đổi với bạn bè xung quanh. Riêng Anh văn thì em chủ yếu đọc tài liệu, xem tin tức hoặc thỉnh thoảng xem phim để rèn luyện.

Dã ngoại cuối tuần cùng bè bạn tại vịnh Byron (Minh đeo kiếng đen, đứng thứ ba từ trái qua).

* Minh có thể chia sẻ thêm về đồ án tốt nghiệp ĐH Griffith vừa rồi và đề tài nghiên cứu sinh tiến sĩ mà em đang thực hiện?

– Về đồ án tốt nghiệp của em thì thực ra em phụ một nghiên cứu sinh tiến sĩ khác để làm, em được thầy hướng dẫn giới thiệu. Em có trao đổi trước với thầy là muốn học cao lên, và thầy cũng có góp ý rằng đề tài này sẽ có ích cho em trong tương lai vì nó bao hàm mọi nội dung liên quan đến quá trình nghiên cứu như từ khâu chuẩn bị đến thí nghiệm, mô hình hoá và phân tích…

Hiện tại em vẫn còn đang trong quá trình suy nghĩ đề tài nên chưa thể có câu trả lời cụ thể. Song hướng nghiên cứu của em vẫn bám sát thực nghiệm hơn là lý thuyết. tài liệu, xem tin tức hoặc thỉnh thoảng xem phim để rèn luyện.

* Định hướng nghề nghiệp của Minh sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ? Em sẽ làm việc tại quê hương hay Úc?

– Đó là câu hỏi lớn cho em. Em vẫn còn đang rất phân vân, nhưng em có khuynh hướng là (nếu có thể) sẽ làm việc tại Úc vài năm rồi quay về Việt Nam, vì dẫu sao, gia đình, người thân mình vẫn ở Việt Nam. Và đồng thời, em cũng muốn đóng góp cho đất nước một phần nho nhỏ nào.

>> Thủ lĩnh sinh viên tài năng Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đi ăn cùng bạn bè sau kỳ thi căng thẳng (Minh ngồi phía bên phải, đeo kiếng, ngồi thứ ba tính từ phía màn hình ra). Đây từng là nơi làm việc part-time hồi còn sinh viên của Minh.

* Triết lý giáo dục của BK-OISP nhìn nhận năng lực sinh viên không chỉ qua điểm số đầu vào mà còn ở cả quá trình đào luyện tri thức sau đó. Điểm xét tuyển đơn thuần là thước đo khả năng thích ứng chương trình đào tạo quốc tế của người học chứ không dùng để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh. Nhìn từ góc độ cựu sinh viên BK-OISP, Minh cảm nhận thế nào về triết lý giáo dục ấy?

– Em có đồng cảm nhận. Thật ra điểm số đầu vào chưa thế nói lên điều gì, quan trọng là quá trình học tập và rèn luyện trong suốt quá trình học đại học. BK-OISP chú trọng phát triển sinh viên một cách khá toàn diện như sinh ngữ, kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Khi một sinh viên bước ra môi trường làm việc bên ngoài cũng như học tập ở nước ngoài đều tự tin hẳn lên, và giành được những thành tích nhất định.

Nếu đánh giá chất lượng đào tạo của BK-OISP trong ba từ, em sẽ nói là “khá-hoàn-hảo”.

* Cảm ơn Minh rất nhiều về cuộc chuyện trò. Chúc em năm mới tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, đồng thời gặt hái nhiều thành công với luận án tiến sĩ.

THI CA (thực hiện) – Ảnh: nhân vật cung cấp

Bài trước

Bài tiếp