Trong vòng 180 giây, bạn làm gì để bảo vệ luận cứ khoa học của mình? Cơ khí, hóa học, sinh học, y khoa, tâm lý học, xã hội học… bất kể bạn thuộc chuyên môn nào cũng có thể tranh tài ở cuộc thi lý thú này.
Trong vòng 180 giây, bạn làm gì để bảo vệ luận cứ khoa học của mình? Cơ khí, hóa học, sinh học, y khoa, tâm lý học, xã hội học… bất kể bạn thuộc chuyên môn nào cũng có thể tranh tài ở cuộc thi lý thú này.
Được tổ chức lần đầu tiên tại Đại học Queensland, Úc (University of Queensland, UQ) vào năm 2008, đến nay, 3 Minute Thesis (3MT) – Luận văn 3 phút, từ một cuộc thi cấp trường đã vươn lên tầm vóc quốc tế với ít nhất 170 trường đến từ 17 quốc gia trên thế giới tham gia hàng năm. Từ đó, 3MT nhanh chóng được nhân rộng ở các trường ĐH tại Úc và New Zealand, trở thành mô hình thi đua học thuật được yêu thích tại châu Đại Dương.
Do UQ khởi xướng, 3MT vì thế chính là niềm tự hào của sinh viên (SV) nơi đây. Nội dung cuộc thi đơn giản như tên gọi nhưng cũng đầy cam go: thuyết trình về nghiên cứu của mình trong vòng ba phút. Nghĩa là, dù đề tài của bạn có “khó như chim ó” hay “nhằn như thằn lằn” thì bạn cũng phải lo phải gói ghém chúng trong 180 giây diễn giải. Mọi công trình học thuật của bạn phải được trình bày sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất.
3MT thử thách khả năng trình bày nghiên cứu khoa học của SV.
Đề tài họ chọn là gì?
– Kỹ thuật cấp ghép hỗ trợ chức năng vận động cho người khuyết tật
– Stress và những tác động của nó lên xương và răng miệng
– Hình thái cấu trúc xã hội cua tuần lộc rừng
– Tối ưu hóa tim hiến tặng cho việc cấy ghép
– Ra quyết định ở phụ nữ ung thư vú
– Quản lý nguồn nước nông nghiệp cho tương lai
Và còn hàng trăm đề tài hấp dẫn khác nữa.
3MT là trải nghiệm đáng thử với SV UQ.
Có thể thấy, nghiên cứu khoa học là hoạt động hết sức phổ biến và được khuyến khích tại UQ. Với nhiều SV UQ, 3MT là trải nghiệm đáng thử trong quá trình học. David MacDonald – á quân 3MT 2009, chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên về mức độ tăng trưởng thần kỳ của 3MT bởi những giá trị mà cuộc thi đem đến cho SV là quá to lớn. Mở rộng kết nối nghề nghiệp, củng cố sự tự tin, tiền thưởng… làm sao bạn có thể đứng ngoài cuộc?”
>> Kỹ sư Phần mềm và Cử nhân Công nghệ Thông tin Đại học Queensland (Úc)
“3MT là cơ hội lý tưởng để tôi phát triển kỹ năng nói trước công chúng. Tôi cảm thấy vui sướng khi biết rằng bài nghiên cứu của mình được nhiều người quan tâm đến thế. Giờ đây, tôi có thể tự tin thể hiện bài thuyết trình luận án tiến sĩ của mình chỉ trong vòng ba phút” – Tina Wu, quán quân 3MT 2010.
Không chỉ là sân chơi học thuật bổ ích, 3MT còn có khoản tiền thưởng vô cùng giá trị, động viên tinh thần nghiên cứu khoa học của SV.
Còn bạn, đề tài khoa học của bạn là gì và bạn đã sẵn sàng thử thách mình ở “sàn đấu” Luận án 3 phút chưa?
Bài thuyết trình đoạt giải Nhất 3MT 2013 của Leah Guenther – nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Kỹ thuật Cơ khí và Chế tạo, về phát triển các sản phẩm cấy ghép phục vụ cho người khuyết tật.
UQ GIVE (GET INTO VOLUNTEER EXPERIENCE)
Đừng mong có đời sống SV an nhàn nếu bạn chọn học tại UQ. Bạn sẽ chẳng thể trở thành một kỹ sư giỏi nếu chỉ chăm chăm vào việc học thuần túy mà quên rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp, xã hội sau này. Tại Úc, SV ra trường có chuyên môn giỏi thôi chưa đủ. Tấm bằng kỹ sư hạng ưu của bạn chỉ có giá khi nó được “điểm tô” thêm thành tích hoạt động xã hội đa dạng.
GIVE là một trong số những hoạt động cộng đồng ý nghĩa tại UQ, nhằm kết nối SV với tất cả những hoạt động xã hội trong và ngoài các cơ sở của trường. Hoạt động của GIVE rất đa dạng, bạn có thể tùy ý tham gia các hoạt động vừa sức và phù hợp sở thích, như thi chạy marathon gây quỹ từ thiện, hoặc trở thành thủ lĩnh một dự án giáo dục cộng đồng, hay làm tình nguyện viên cho các hoạt động bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Một sự kiện giáo dục cộng đồng thuộc UQ GIVE.
Amanda Stevens – cử nhân ngành Khoa học Ứng dụng, nhớ lại: “Tôi tham gia công việc đặt bẫy để đếm và kiểm soát số lượng wallaby (một loài thuộc họ kangaroo). Điều này giúp tôi ứng dụng những gì đã học ở ĐH vào thực tiễn và tìm được những người bạn chung chí hướng”.
>> Đại học Công nghệ Sydney gắn trách nhiệm với cộng đồng
Còn Catherine Garlic – cử nhân Luật, hào hứng bày tỏ cảm nghĩ sau khi tham gia sự kiện giáo dục cộng đồng cùng GIVE: “Bài học lớn nhất tôi nhận được từ GIVE là lòng nhiệt thành, tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và kiên định với học trò”.
Làm dự án cộng đồng ở một nơi như thế này, bạn có thích không?
Trải nghiệm hoạt động ngoại khóa, xã hội, cộng đồng càng phong phú chừng nào thì hồ sơ xin việc sau này của bạn càng trở nên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Mặt khác, san sẻ tri thức của bản thân với cộng đồng không chỉ giúp cuộc đời thêm tươi đẹp mà còn khiến quãng đời SV của bạn thêm phần ý nghĩa và đáng nhớ!
Đại học Queensland, Úc – The University of Quensland (UQ) đang là đối tác của Đại học Bách Khoa TP.HCM trong chương trình đào tạo Liên kết Quốc tế ngành Điện – Điện tử và Công nghệ Thông tin. Chương trình do Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) điều phối và vận hành. UQ thành lập năm 1909, tự hào là thành viên của Group of Eight (Go8) – nhóm các trường ĐH Úc dẫn đầu về nghiên cứu, và Universitas 21 – mạng lưới các trường ĐH nghiên cứu chuyên sâu hàng đầu thế giới, xếp thứ 40 trong Top 100 ĐH hàng đầu thế giới (Times Higher Education 2014). Mô hình đào tạo chính của OISP là 2+2, sinh viên học 2 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại UQ. Nội dung chương trình học tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bằng cấp do UQ cấp có giá trị quốc tế. OISP cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác, bao gồm: làm các thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho sinh viên. Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khóa 2014: đến hết ngày 16/8. Vui lòng truy cập vào đây để biết thông tin về điều kiện xét tuyển đầu vào và các bước nộp hồ sơ. |
THANH PHONG – Ảnh: UQ