ĐH Bách Khoa chế tạo thiết bị giúp người khuyết tật bằng giọng nói

Thiết bị là kết quả của đề tài Khoa học & công nghiệp trọng điểm cấp nhà nước của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM mang tên “Nghiên cứu thiết kế lõi IP mềm, IP cứng, chế tạo IC nhận dạng tiếng nói tiếng Việt và chế tạo thiết bị trợ giúp người khuyết tật bằng tiếng nói”.

Thiết bị là kết quả của đề tài Khoa học & công nghiệp trọng điểm cấp nhà nước mang tên “Nghiên cứu thiết kế lõi IP mềm, IP cứng, chế tạo IC nhận dạng tiếng nói tiếng Việt và chế tạo thiết bị trợ giúp người khuyết tật bằng tiếng nói” – do giảng viên Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) chủ nhiệm.

► Sinh viên Bách Khoa giúp tài xế chống… ngủ gật

Chiều 16/12/2015, tại phòng Chuyên đề Khoa Điện – Điện tử đã diễn ra cuộc họp nghiệm thu cấp cơ sở đề tài Khoa học & Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước: “Nghiên cứu thiết kế lõi IP mềm, IP cứng, chế tạo IC nhận dạng tiếng nói tiếng Việt và chế tạo thiết bị trợ giúp người khuyết tật bằng tiếng nói”, mã số đề tài: KC.01.23/11-15, do PGS.TS Hoàng Trang làm chủ nhiệm.

Qua triển khai thực hiện, đề tài đã hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra: làm chủ thiết kế IC nhận dạng tiếng nói tiếng Việt; phát triển thiết bị, hệ thống chuyên dụng sử dụng trong giao tiếp người – máy bằng tiếng nói tiếng Việt trợ giúp người khuyết tật; đào tạo đội ngũ thiết kế IC… 

IHearTech 01

PGS. TS. Hoàng Trang trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.

Theo đó, đề tài đã hoàn thành với nhiều sản phẩm vượt chỉ tiêu, tiêu chuẩn mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã đặt ra: chip mẫu nhận dạng tiếng nói tiếng Việt; bộ thiết bị cầm tay, hệ thống trợ giúp người khuyết tật sử dụng tương tác người – máy hai chiều bằng tiếng nói tiếng Việt; báo cáo “Nghiên cứu thiết kế IC nhận dạng tiếng nói tiếng Việt và chế tạo thiết bị trợ giúp người khuyết tật bằng tiếng nói”; bộ layout (mask) có ký mã hiệu của đề tài; chương trình trên máy tính huấn luyện mẫu âm thanh, được đóng gói hoàn chỉnh; hệ thống tổng hợp tiếng nói cho chất lượng hơn hẳn các hệ thống tương tự theo tiêu chuẩn ITU-P.800.

Đề tài được hoàn thành với nhiều sản phẩm vượt chỉ tiêu, tiêu chuẩn mà Bộ Khoa học & Công nghệ đặt ra.

Đề tài đã công bố 12 bài báo khoa học kỹ thuật trên các tạp chí, hội nghị chuyên ngành; xuất bản một sách tài liệu tham khảo, tham gia đào tạo nhiều thạc sĩ và hai tiến sĩ (trong đó, có một nghiên cứu sinh tại Úc); đăng ký bảy sở hữu trí tuệ… Với các kết quả của đề tài, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở do GS. TS. Phan Thị Tươi làm chủ tịch đã nhất trí nghiệm thu đề tài, trình Bộ Khoa học và Công nghệ để dự kiến trong tháng 1/2016 sẽ nghiệm thu đề tài ở cấp Nhà nước. 

Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở do GS. TS. Phan Thị Tươi (phải) làm chủ tịch đã nhất trí nghiệm thu đề tài.

Buổi nghiệm thu đề tài thu hút nhiều thầy cô và sinh viên quan tâm tham dự.

Được biết, đề tài trọng điểm cấp Nhà nước mã số KC.01.23/11-15 này được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học & Công nghệ, Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong vai trò chủ nhiệm đề tài, PGS. TS. Hoàng Trang cùng nhóm nghiên cứu iHearTech đã triển khai các phương pháp nghiên cứu hợp lý và kế hoạch khoa học để thực hiện thành công ngay từ lần đầu sản xuất và thử nghiệm; giúp tiết kiệm ngân sách cho nhà nước trên 1,7 tỉ đồng.

THY HUYỀN (Trung tâm Hỗ trợ SV & việc làm)

Bài trước

Bài tiếp