“Năm lớp 12, mình không biết gì khác ngoài việc học và đậu đại học”. Cậu bạn sinh viên Bách Khoa khi ấy còn không biết mình muốn gì, làm gì sau này. Cho tới khi, ba của Nguyễn gợi ý ngành Môi trường và mở ra cho bạn những đam mê chưa từng ngờ tới.
“Năm lớp 12, mình không biết gì khác ngoài việc học và đậu đại học”. Cậu bạn sinh viên Bách Khoa khi ấy còn không biết mình muốn gì, làm gì sau này. Cho tới khi, ba của Nguyễn gợi ý ngành Môi trường và mở ra cho bạn những đam mê chưa từng ngờ tới.
Sau bốn năm đại học, quay đầu nhìn lại bạn cảm nhận gì? Tự hào, vui vẻ hay là… tiếc nuối? Với suy nghĩ vô cùng khác biệt, cậu bạn sinh viên Bách Khoa – Lê Thiên Trọng Nguyễn đã lựa chọn một hành trình đại học ý nghĩa hơn, giá trị hơn và tìm ra câu chuyện của riêng mình bắt đầu với câu “Trước khi tốt nghiệp, mình đã…”
Get-to-know nhanh về Nguyễn nào!
|
Lê Thiên Trọng Nguyễn, sinh viên K14 ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường – chương trình Chất lượng cao, ĐH Bách Khoa
Giờ thì cùng lắng nghe câu chuyện để biết cậu ấy đã làm gì để “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” nhé!
“Ngay khi còn ngồi trên ghế đại học, mình đã tìm được phương hướng tương lai và tích cực tích lũy kỹ năng, kiến thức để chuẩn bị sẵn sàng.”
Giai đoạn sắp thi đại học, Trọng Nguyễn, cũng như rất nhiều người bạn của mình, vẫn vô cùng mơ hồ về dự định, ước muốn tương lai, không biết được mình nên chọn ngành gì. Nguyễn chỉ biết rằng, mình có thế mạnh về các môn khoa học tự nhiên và phải thi đại học.
“Năm lớp 12, mình không biết gì khác ngoài việc học và ôn thi để đậu đại học, không hề suy nghĩ học gì, làm gì sau này. Lúc đó, cũng như bao nhiêu đứa khác, mình còn không biết mình muốn gì.”
Chính ba của Nguyễn đã gợi ý ngành Môi trường và cũng là người đã gợi ra cho Nguyễn đam mê mà cậu không hề ngờ tới.
“Ba mình nói: Đi học Môi trường đi con. Lúc phát triển rồi, người ta mới quan tâm đến môi trường, sức khoẻ! Sao không phải là sớm hơn?”
Và lý do để Nguyễn lựa chọn chương trình Chất lượng cao của ĐH Bách Khoa cũng hết sức đơn giản: được học tại Cơ sở Q.10 gần nhà.
Vậy là, ngành học cũng là từ ý kiến của ba, chương trình học cũng do thuận tiện đi lại, khởi đầu hành trình đại học của Nguyễn diễn ra một cách giản dị như thế.
“Với lại, mình cũng có ý định đi du học. Chương trình Chất lượng cao giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và cho phép sinh viên chuyển tiếp du học hai năm cuối sang Úc, Mỹ.”
Chỉ sau học kỳ đầu tiên, Nguyễn đã nhanh chóng hiểu rõ ngành học của mình và “phải lòng” nó từ đấy.
“Không đợi đến hai năm cuối, mình đã được tiếp cận các môn chuyên ngành ngay từ năm đầu. Các vấn đề liên quan đến môi trường vui và thú vị hơn mình tưởng!”
“Hiện tại nếu hỏi sau này ra trường có làm đúng ngành mình học là Quản lý Tài nguyên & Môi trường không thì mình chưa biết chắc được. Nhưng chắc chắn, nghề tương lai của em phải thuộc lĩnh vực Môi trường. Ban đầu chỉ nghe theo lời khuyên của ba, nhưng giờ nhìn lại, em thấy đúng là lĩnh vực này đang trở thành xu hướng đầy tiềm năng. Thực tế gần đây, vấn nạn ô nhiễm ở Việt Nam một nghiêm trọng, đây là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển công nghiệp không đi đôi với bảo vệ môi trường. Điều này tạo ra cơ hội lẫn thách thức cho các kỹ sư Môi trường tương lai như tụi mình.”
Nguyễn tham gia hoạt động ngoại khóa dọn rác bảo vệ môi trường với lớp.
Không chỉ xác định được con đường tương lai, sau hai năm đầu theo học, Nguyễn đã vạch ra những hành trang cần thiết và tập trung cố gắng chuẩn bị. Thay vì quá chú trọng vào điểm số, Nguyễn có quan điểm học tập của riêng biệt.
“Nhiều bạn hỏi tại sao học ngành Môi trường mà mình lại giỏi chủ yếu Toán, Lý, Vẽ Kỹ thuật và cả các môn xã hội như Triết học, Chính trị, Luật & Chính sách Môi trường… Theo mình, phải nắm chắc khối kiến thức cơ bản đó thì kỹ sư Môi trường mới đọc hiểu được bản vẽ quy trình xử lý chất thải, biết phản biện khi thấy điểm bất hợp lý, biết cách triển khai sao cho hiệu quả. Việc tích lũy khối kiến thức trên là rất cần thiết.”
“TRƯỚC KHI TỐT NGHIỆP, MÌNH ĐÃ TÌM THẤY NHỮNG NGƯỜI BẠN TUYỆT VỜI”
Có một câu nói mà Nguyễn lặp đi lặp lại rất nhiều trong buổi phỏng vấn: “Điểm số của mình, thành tích của mình, không hề là do… một mình mình.”
Điểm của mình mà không do mình? Kì lạ vậy! Sự thật rằng, Nguyễn có một bí quyết học tập vô cùng “đặc biệt” nhưng rất hiệu quả: học từ bạn.
“Trong lớp có những môn mình không giỏi, như Hóa, Sinh; nhưng điểm của mình cũng không thấp. Lý do là mỗi lần kiểm tra, cả lớp mình lại rủ nhau học nhóm. Cứ đứa giỏi Sinh, Hóa thì giảng lại cho những đứa kém hơn. Mình giỏi Toán, Lý thì sẽ giảng lại cho tụi nó. Mà vậy vui lắm luôn, cả lớp thân thiết, gần gũi hơn nhiều. Cứ tới tuần ôn thi là vậy, tụi mình lại hẹn nhau, thường là qua nhà mình, học từ sáng tới chiều, xong cả đám đi ăn hay coi phim luôn. Vừa thoải mái mà lại hiệu quả cực kỳ.”
Đây là một trong những động lực to lớn để Nguyễn đến trường mỗi ngày. Chính tình bạn thân thiết như gia đình giữa các bạn cùng lớp đã làm cho “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
“Lớp mình giờ chỉ có 11 bạn thôi nhưng rất dễ thương. Cả lớp thân với nhau cực kỳ, có gì cũng tâm sự, thường xuyên rủ nhau tham gia các hoạt động, đi chơi. Đi đâu cũng có đủ mặt. Đi học vui đến nỗi không muốn nghỉ luôn.”
Nguyễn (áo sơ mi sọc carô) và các bạn cùng lớp.
Ngoài nguyên do sĩ số ít, dễ tương tác với nhau, các giảng viên cũng góp phần làm tăng sự gắn kết giữa 11 sinh viên trong lớp Quản lý Tài nguyên & Môi trường – chương trình Chất lượng cao.
“Thầy chủ nhiệm lớp mình là TS. Đào Thanh Sơn – Bộ môn Quản lý Môi trường, dễ thương kinh khủng, cực kỳ nhiệt tình. Thầy hay dẫn cả lớp đi chơi nè, rủ qua nhà thầy ăn nữa. Còn cô Võ Thanh Hằng – Bộ môn An toàn, Sức khỏe & Môi trường nữa, cô cũng hay dẫn tụi mình đi ăn, uống nước. Mỗi lần có thông tin học bổng gì cô cũng thông báo cho tụi mình.”
Nguyễn (hàng ngồi, thứ hai từ trái qua) cùng thầy Sơn chủ nhiệm (áo xanh), cô Hằng (hàng giữa, thứ hai từ phải qua) và cả lớp.
Nguyễn rất tự hào tâm sự về sự đoàn kết của lớp. Đối với Nguyễn, quan hệ bạn bè rất cần thiết. Nếu mỗi ngày chỉ đơn thuần vào học, ngồi nghe giảng, chép bài rồi ra về thì đúng là phí hoài bốn năm đại học.
Mong rằng những trải nghiệm học tập và sinh hoạt quý báu từ Trọng Nguyễn sẽ giúp ích cho những ai còn đang mơ hồ trên ghế giảng đường đại học cũng như các bạn học sinh còn hoang mang lựa chọn ngành nghề.
Ở kỳ sau, chúng ta sẽ gặp lại Trọng Nguyễn để lắng nghe hành trình cậu ấy tích lũy cho mình thành tích hoạt động ngoại khóa “khủng” cùng với những kỹ năng thực tế cần thiết cho nghề nghiệp thế nào nhé! 😉
310 CHỈ TIÊU BỔ SUNG CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO, TIÊN TIẾN – ĐH BÁCH KHOA ĐH Bách Khoa thông báo xét tuyển bổ sung 15 ngành đào tạo chính quy Chất lượng cao, Tiên tiến (học hoàn toàn bằng tiếng Anh). Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 19 – 21,25 điểm (tùy ngành). Các tổ hợp môn xét tuyển gồm A00, A01, B00, D01, D07 (tùy ngành). Xem chi tiết tại ĐÂY. Điều kiện xét tuyển
Nơi nhận hồ sơ
|