Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Nghe nhạc đúng cách để tập trung và nhớ lâu hơn

Nghe nhạc là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn. Điều quan trọng là bạn cần thực hành đúng cách với thể loại phù hợp.

Một số nghiên cứu chứng minh rằng âm nhạc có thể kích thích bộ não phản xạ chính xác hơn, hỗ trợ cải thiện tâm trạng và củng cố khả năng tập trung. Vậy nghe nhạc như thế nào để tăng cường tiếp thu kiến thức? Lời khuyên của các chuyên gia là:

  • Lựa chọn những bản nhạc không lời có tiết tấu nhẹ nhàng
  • Tạo danh sách yêu thích, bao gồm các thể loại nhất định (vì một danh sách đa dạng thể loại có thể khiến bạn phân tâm)
  • Hạn chế thưởng thức các ca khúc có lời hoặc những giai điệu có tiết tấu nhanh, mạnh, trầm bổng, thay đổi liên tục
  • Cân nhắc tính chất công việc/ nhiệm vụ để quyết định nên nghe loại nhạc nào vào từng thời điểm cụ thể. Ví dụ, âm nhạc sẽ phát huy tác dụng khi chúng ta giải toán, tư duy logic, giải quyết vấn đề… Tuy nhiên, nếu cần đọc tài liệu, ghi nhớ thông tin ngày tháng thì việc nghe nhạc không thực sự cần thiết.

Ngoài ra, Ryan Levesque (tác giả cuốn sách Lựa chọn, nhà sáng lập công ty Rocket Memory) đã sáng tạo kỹ thuật RAM (Relaxation, Active learning, Memory consolidation) với nội dung như sau: 

1. Kích thích não bộ hoạt động bằng cách nghe loại nhạc yêu thích trước khi học khoảng 3-5 phút

2. Ưu tiên những bản nhạc cổ điển, không lời (nhạc Mozart, Bethoven, Tchaikovsky…) để não bộ tiếp nhận thông tin nhanh chóng và xử lý hiệu quả

3. Lựa chọn các giai điệu Baroque, Melodic nhằm ghi nhớ kiến thức lâu hơn

Hiệu quả của phương pháp vừa học bài vừa nghe nhạc phụ thuộc vào cách học của từng đối tượng cụ thể. Người đa nhiệm (multi-tasker) sẽ trở nên năng suất hơn trong không gian ngập tràn âm nhạc. Riêng những bạn dễ mất tập trung có thể thử nghe nhạc không lời với âm lượng vừa phải (thậm chí không nghe nhạc) khi học tập – làm việc.

Bài: LINH LÊ – Hình: OISP

Bài trước

Bài tiếp