Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Nữ nhi dầu khí đoạt Giải I Hội nghị Nghiên cứu khoa học SV BK-OISP 2018

Đó là Bùi Nguyễn Bảo Trâm, SV K2014 ngành Kỹ thuật Dầu khí, chương trình chính quy Chất lượng cao (Trường ĐH Bách Khoa), với đề tài “Khảo sát cơ chế và dự báo sa lắng muối trong giếng khai thác P-1, mỏ X”.

Đó là Bùi Nguyễn Bảo Trâm, SV K2014 ngành Kỹ thuật Dầu khí, chương trình chính quy Chất lượng cao (Trường ĐH Bách Khoa), với đề tài “Khảo sát cơ chế và dự báo sa lắng muối trong giếng khai thác P-1, mỏ X”.

OISP Research Symposium 2018 23

Bùi Nguyễn Bảo Trâm (giữa), SV K2014 ngành Kỹ thuật Dầu khí, chương trình chính quy Chất lượng cao, đạt giải Nhất (Phân ban 2) Hội nghị Nghiên cứu khoa học SV BK-OISP với đề tài “Khảo sát cơ chế và dự báo sa lắng muối trong giếng khai thác P-1, mỏ X”.

Đề tài của Trâm đã đạt Giải Nhất/ Phân ban 2; đồng thời được chọn trình bày tại Hội nghị SEATUC (Hiệp hội các Trường đại học Kỹ thuật Đông Nam Á) 2018 và xuất bản trên ấn phẩm khoa học của hội nghị.

Cô bạn “con nhà người ta” này từng được “lên ti dzi” BK-OISP vì thành tích nghiên cứu khoa học đáng nể và hành trình lựa chọn Bách Khoa đầy éo le (đậu Y Khoa mà bỏ, đi học Bách Khoa).

OISP Research Symposium 2018 01

Từng “chinh chiến ở nhiều hội thảo khoa học quốc tế nên Bảo Trâm rất tự tin khi trình bày đề tài nghiên cứu bằng tiếng Anh. 

► Bùi Nguyễn Bảo Trâm: đậu Y, học Bách, thích thử thách tới cùng

► Nghiên cứu khoa học – không bao giờ là trễ

Hội nghị Nghiên cứu khoa học SV BK-OISP vừa diễn ra hôm 9/6/2018 vừa qua tại Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG-HCM). Đây là sân chơi học thuật thường niên dành cho SV các chương trình đào tạo chính quy học bằng tiếng Anh (Chất lượng cao, Tiên tiến, Liên kết Quốc tế) và chính quy Tăng cường Tiếng Nhật của Bách Khoa. Toàn bộ nội dung nghiên cứu đều được báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh.

Năm 2018 có 22 đề tài tham gia tranh tài, trải rộng ở các ngành học như Điện – Điện tử, Địa chất Dầu khí, Xây dựng, Khoa học & Kỹ thuật Máy tính, Quản trị Kinh doanh, Kỹ thuật Hóa học, Môi trường & Tài nguyên, Cơ khí, Kỹ thuật Giao thông…

Nhóm đề tài “Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị thông minh qua mạng MESH WLAN” của hai SV chương trình Tiên tiến – Kỹ thuật Điện – Điện tử, Nguyễn Thọ Anh Khoa, Tăng Thành Đạt.

Đây là thành quả của một năm (từ tháng 6/2017 – 6//2018) nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm của các bạn SV. Sản phẩm đầu ra của đề tài phải là một bài báo cáo khoa học để “trình làng” tại Hội nghị Nghiên cứu khoa học SV BK-OISP 2018, cùng với đó là các phẩm công nghệ cụ thể hoặc mô hình mô phỏng thực tế.

Cũng năm 2018, không chỉ số lượng đề tài dự thi tăng (từ 18 lên 22), mà tổng kinh phí cấp cho SV tham gia nghiên cứu khoa học cũng tăng (từ 200 lên 300 triệu đồng). Có những SV đã tham gia hội nghị 2017, năm nay vẫn tiếp tục tham gia với đề tài mới. Điều này cho thấy, ngày càng nhiều SV quan tâm sâu và bắt đầu hành trình nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc.

Mô hình sản phẩm của đề tài “Remotely operated underwater vehicle”.

PGS.TS. Lê Thị Kim Phụng (giữa), Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Hóa học, top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á 2017, thành viên Hội đồng Khoa học.

Các đội thi SV chụp hình lưu niệm cùng Hội đồng Khoa học và Ban Tổ chức.

Gian trưng bày các bảng tóm lược đề tài nghiên cứu của SV.

CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠT GIẢI 2018

Phân ban 2

  • Giải Nhì: “Khả năng hấp thụ cadmium, chì và crôm của vi tảo có nguồn gốc Việt Nam”, chủ nhiệm đề tài – Võ Minh Tân (SV K2014 Quản lý Tài nguyên & Môi trường, chương trình Chất lượng cao); đề tài được đăng trên Tạp chí Môi trường Việt Nam, số tháng 6/2018
  • Giải Ba: “Khảo sát ảnh hưởng nhiệt đối với hiện quả xứ lý nước nhiễm mặn sử dụng công nghệ chưng cất màng”, chủ nhiệm đề tài – Phan Ngọc Quỳnh Hương (SV K2016 Kỹ thuật Môi trường, chương trình Chất lượng cao); đề tài được đăng trên Tạp chí Khoa học màng tế bào ứng dụng (Trường ĐH Kỹ thuật Malaysia), số tháng 6/2018
  • Giải Ba: “Trích ly hoạt chất azadirachtin từ cây neem bằng phương pháp chiết Soxhlet và thử nghiệm khả năng kháng khuẩn Vibrio Spp. gây bệnh hoại tử gan trên tôm”, chủ nhiệm đề tài – Nguyễn Trịnh Phương Mai (SV K2016 Kỹ thuật Hóa học, chương trình Liên kết Quốc tế)

Phân ban 1

 

► Xem thêm hình ảnh của các nhóm đề tài tại hội thảo

Tin: THI CA; Ảnh: ĐỨC HÙNG

Bài trước

Bài tiếp