Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Sinh viên Bách Khoa “triệu phú” nhờ viết phần mềm

560329

Một chàng sinh viên đang nổi như cồn trên các diễn đàn mạng nhờ viết một ứng dụng di động đem về doanh thu 600 triệu đồng chỉ sau ba tháng “rao bán” trên mạng.

Một chàng sinh viên đang nổi như cồn trên các diễn đàn mạng nhờ viết một ứng dụng di động đem về doanh thu 600 triệu đồng chỉ sau ba tháng “rao bán” trên mạng. 

560329
Sinh viên Nguyễn Long – Ảnh: Đ.THIỆN

Đó là Nguyễn Long, sinh viên năm cuối ngành cơ điện tử, khoa cơ khí Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Long là tác giả của phần mềm nhận dạng giọng nói SayIt đang nằm trong tốp ứng dụng được mua nhiều nhất trên kho ứng dụng trực tuyến dành cho người dùng điện thoại BlackBerry. Cuộc trò chuyện với chàng sinh viên làm người viết liên tục đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác…Bỏ túi 400 triệu đồng nhờ… tò mòKhi nghe Long giới thiệu học ngành cơ điện tử, tôi không khỏi thắc mắc về khả năng viết phần mềm của chàng sinh viên bởi kỹ năng “cơ điện tử” có khác biệt khá lớn với kỹ năng “viết phần mềm”. Long chỉ nói rất đơn giản: “Vì thích tò mò táy máy mà em viết phần mềm”. Long kể về con đường viết phần mềm của mình xuất phát từ việc “sở hữu một chiếc điện thoại BlackBerry” và “thấy người khác viết phần mềm cho mobile nên em cũng muốn làm được như họ”…Trước khi viết SayIt, Long đã viết 16 phần mềm (15 phần mềm thương mại, một phần mềm miễn phí) nhưng tất cả đều rơi vào im lặng. Chỉ đến khi viết SayIt, Long mới thật sự đạt được thành công và tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng các nhà phát triển phần mềm Việt Nam. Nói về kết quả của mình, Long nói: “SayIt là phần mềm em đầu tư công sức nhiều nhất, thời gian khảo sát lâu nhất cũng như đánh vào tâm lý khách hàng đúng thời điểm”. Cụ thể trước khi viết, Long khảo sát nhu cầu người dùng trên các diễn đàn của người dùng BlackBerry và nhận thấy mọi người rất mong muốn có một phần mềm tương tự Siri trên iPhone (phần mềm trợ giúp người dùng giao tiếp bằng giọng rất nổi tiếng của Apple dành cho người dùng điện thoại iPhone) cho BlackBerry.

Hay và rẻTrên một số diễn đàn công nghệ, nhiều người sử dụng ứng dụng đã đánh giá khá cao ứng dụng này. Điều này lý giải vì sao SayIt được nhiều người mua trong thời gian ngắn như vậy. Trong đó, đa số đánh giá cho rằng đây là phần mềm hay nhưng giá bán lại khá rẻ, chỉ 5 USD. Một số khác lại cho biết rất thích SayIt vì nó có thể đọc văn bản hay một bài báo nào đó bằng giọng tiếng Anh chuẩn. Ngoài ra, nhiều người sử dụng nó vì “thấy iPhone có cái Siri mà thèm, có phần mềm này quá tốt cho anh em dùng BlackBerry”.

Liên tục một tháng sau đó, Long miệt mài từng đêm xây dựng “đứa con” SayIt của mình. Đến ngày 13-1-2012, sản phẩm SayIt bắt đầu được đưa lên mạng chào bán đến người dùng toàn cầu. Chàng trai tự hào chia sẻ: “Do phần mềm SayIt của em là duy nhất trên nền tảng BlackBerry có khả năng nhận dạng giọng nói nên dường như không có đối thủ cạnh tranh”. Tính đến thời điểm hiện nay – chỉ hơn ba tháng – ứng dụng SayIt đã được 6.000 lượt mua (Mỹ và Canada chiếm hơn 50% lượt tải về, Việt Nam chỉ chiếm 1%), tổng số tiền thu được là 600 triệu đồng. Sau khi chia 30% cho Công ty sản xuất điện thoại BlackBerry RIM, Long tạm bỏ túi… 400 triệu đồng. Số tiền này hiện vẫn đang tiếp tục tăng khá nhanh…Khả năng tự họcLong bắt đầu viết phần mềm từ khi còn là sinh viên năm 2. Tính đến nay chàng trai trẻ đã viết được 17 phần mềm đưa lên kho ứng dụng trực tuyến cho điện thoại BlackBerry – con số không hề nhỏ đối với một sinh viên chuyên ngành cơ điện tử. Thế nhưng, điều ngạc nhiên là Long chưa hề học qua bất kỳ lớp học nào về viết phần mềm, tất cả chỉ đơn giản là do “em tự mày mò học thôi”. Kể về quá trình tự học viết phần mềm của mình, Long nói: “Em lên mạng tìm kiếm tài liệu, tải bộ phần mềm lập trình về rồi ngồi nhâm nhi, sau đó dần dần quen thì tay nghề lên thôi”.Nghe Long nói thấy mọi chuyện có vẻ đơn giản nhưng người viết đủ nhận thấy sự bền bỉ, quyết theo đuổi tới cùng chính là bí kíp để chàng sinh viên trẻ vượt qua rào cản mà người ta vẫn thường nói là: “Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản”. Nỗ lực không ngừng của Long cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng sau hai năm kiên trì. Quả ngọt mang tên SayIt là kết quả của quá trình tự học rất đáng khâm phục của chàng sinh viên Bách khoa.Với 400 triệu đồng kiếm được, người ta đã có thể coi Long là chàng sinh viên giàu có. Rất nhiều người trẻ dù đã đi làm nhiều năm cũng không dễ kiếm được số tiền nhiều như trên. Long hoàn toàn có thể tự hào về sự giàu có của mình, thế nhưng chàng trai chỉ coi đó là “tựa đề tốt” và không vội đắc thắng. Long chia sẻ: “Số tiền đó hiện em đang gửi ngân hàng, giờ em đang lo làm luận văn tốt nghiệp, ra trường rồi tính tiếp”.Chàng kỹ sư tương lai dự định sau khi tốt nghiệp vẫn sẽ đi làm đúng ngành nghề đã học nhưng “dự định sẽ thay đổi nếu em tìm ra được ý tưởng kinh doanh hay”. Hiện tại Long vẫn đang tiếp tục cập nhật, hoàn thiện SayIt đồng thời “khảo sát tìm ra một ý tưởng cực hot để đầu tư”. Phương châm làm việc của chàng trai trẻ là: “Làm gì cũng quan trọng cái ý tưởng, mà ý tưởng lại xuất phát từ sự quan sát, của việc khảo sát thị trường, cộng thêm sự bền bỉ, quyết tâm theo đuổi đến cùng”.ĐỨC THIỆN

4 chức năng cơ bản của SayIt * Nhận dạng giọng nói để thực hiện một số thao tác như: xem thông tin thời tiết của một thành phố, một khu vực; tìm kiếm khách sạn, quán bar, câu lạc bộ, nha sĩ, bác sĩ, nhà hàng, sân golf…; khởi tạo email, SMS, PIN; điều khiển mở trình duyệt, memopad, task, addressbook; thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại trong danh bạ bằng giọng nói. * Chuyển đổi từ văn bản (dạng text) sang giọng nói và có thể lưu tập tin được chuyển đổi dưới dạng MP3 (với số lượng giới hạn là 25 từ), có thể gửi tập tin được chuyển đổi qua email, PIN, BBM. * Chuyển đổi giọng nói sang văn bản. * Hỗ trợ soạn email, SMS, BBM, Task, Memo, MMS, PIN bằng giọng nói. Hiện chương trình đã ra mắt phiên bản 1.2, hoạt động tốt qua các kết nối GPRS/EDGE, 3G và WiFi, cũng như gói dịch vụ BIS của BlackBerry. SayIt chỉ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

Bài trước

Bài tiếp