Ngày 16/6/2016, sinh viên K15 ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường – chương trình Chất lượng cao (ĐH Bách Khoa) đã có chuyến tham quan kiến tập tại Nhà máy Xử lý nước Bình Hưng (TP.HCM).
Ngày 16/6/2016, sinh viên K15 ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường – chương trình Chất lượng cao (ĐH Bách Khoa) đã có chuyến tham quan kiến tập tại Nhà máy Xử lý nước Bình Hưng (TP.HCM).
Đoàn chúng tôi trước Nhà máy Xử lý nước Bình Hưng.
Đón và hướng dẫn chúng tôi là chị Duy (cựu sinh viên ĐH Bách Khoa K2006). Tại đây, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu về quy trình vận hành của nhà máy, trung tâm chống ngập, các phương án nâng cấp hệ thống nhà máy trong tương lai. Qua đó, giúp những kỹ sư môi trường tương lai hiểu kỹ hơn về đường đi của nước thải sinh hoạt, cách xử lý, các bể lắng hoạt động ra sao, cũng như nhiều vấn đề môi trường khác liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày.
Chị Duy (đứng phía xa) – đại diện nhà máy, giới thiệu tổng quan về quy trình hoạt động của nhà máy.
Sinh viên đặt câu hỏi cho đại diện doanh nghiệp.
Cuộc thảo luận càng thú vị hơn với sự có mặt của anh Lưu Trọng Tấn – trưởng Phòng Quản lý nước thải, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập thành phố; và cũng là một “thần dân” Bách Khoa (K97).
Chú đã “hóa giải” những thắc mắc của chúng tôi xung quanh vấn đề ngập úng của Sài Gòn (mỗi khi thủy triều lên hoặc mưa lớn), và các giải pháp của chính quyền thành phố.
Tiếp đó, chúng tôi đến tham quan trực tiếp hệ thống xử lý nước ngoài trời, các bể lắng làm sạch nước. Hơi tiếc một chút là ví sinh viên K15 tụi mình chưa học đến môn xử lý nước nên không thể hiểu sâu hơn về quá trình.
Sau đó, chúng tôi đi tham quan khu vực bể lắng và xử lý nước.
Khu vực đang được xây dựng mới của nhà máy, nhằm tăng công suất và chất lượng xử lý nước.
Sau chuyến đi, chúng tôi có được hình dung rõ ràng hơn về những triển vọng nghề nghiệp của mình sau này.
Tiễn chúng tôi ra về, anh Tấn không quên nhắn nhủ: “Hầu hết các nhân viên và lãnh đạo cơ quan chú đều đến từ trường ĐH Bách Khoa, vì sinh viên tốt nghiệp từ đây rất vững về chuyên môn. Đây là lợi thế rất lớn của các bạn. Phải ráng học cho tốt đó!”