Một trong những mối bận tâm hàng đầu của sinh viên Việt Nam khi sang học tại Đại học (ĐH) Công nghệ Sydney (University of Technology Sydney – UTS) Úc là chuyện chỗ ở. Thuê nhà trong (on campus) hay ngoài khu học xá (off campus) đều có ưu khuyết điểm riêng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những điểm đó để sinh viên dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Một trong những mối bận tâm hàng đầu của sinh viên Việt Nam khi sang học tại Đại học (ĐH) Công nghệ Sydney (University of Technology Sydney – UTS) Úc là chuyện chỗ ở. Thuê nhà trong (on campus) hay ngoài khu học xá (off campus) đều có ưu khuyết điểm riêng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những điểm đó để sinh viên dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Học xá (cơ sở) chính của UTS tại trung tâm thành phố Sydney. – Ảnh: UTS
Trường UTS hiện có hai khu học xá: một tại trung tâm thành phố (city campus) và một tại Kuring-gai (Kuring-gai campus).
Về tổng quan, chi phí thuê phòng bên trong khu học xá (sau đây gọi tắt là on-campus) rẻ hơn từ ba đến bốn lần so với với thuê phòng ngoài khu học xá (sau đây gọi tắt là off-campus). Giá thuê phòng on-campus đã bao gồm hóa đơn điện, gas, nước, internet, lại được hỗ trợ đầy đủ vật dụng thiết yếu như tủ, bàn, ghế, giường, đèn…, trong khi với off-campus, bạn phải tự thỏa thuận những dịch vụ cộng thêm trên với chủ nhà.
Phòng ốc on-campus lại đảm bảo về mặt an ninh, gần trường lớp, thư viện, chỗ ăn uống, khu giải trí…
Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam qua học tại Úc thường chọn hình thức ba-bốn người ở chung một phòng/nhà (roomshare/homeshare) để tiết kiệm chi phí. Trong trường hợp này, off-campus phát huy hiệu quả về mặt tài chánh hơn on-campus.
1. First come, first served
Là phương châm của Ban Quản lý Nhà ở UTS (UTS Housing). Không có sự phân biệt cấp bậc giữa các sinh viên, ai đăng ký (trực tuyến) trước thì được chọn phòng trước. Ở UTS, có bốn dạng phòng được phân chia theo thứ tự ưu tiên: nhỏ, trung, lớn, đôi. Nếu dạng phòng đầu tiên hết chỗ thì bạn sẽ còn sự lựa chọn ở ba dạng phòng còn lại.
Khu vực ăn uống, sinh hoạt, vui chơi tập thể tại campus UTS. – Ảnh: UTS
2. On-campus thì gần trường hơn. Tôi ở off-campus xa trường thì phải làm sao?
On-campus: Tất cả những sinh viên trọ on-campus đều nằm trong “tầm với” của trường. Yura Mudang là khu gần nhất, sau đó đến Gumal, Geegal, và Bulga nằm cách từ 5-15 phút đi bộ. Nếu không hài lòng về phòng được cấp, bạn có thể yêu cầu đổi phòng với mức phí 100 AUD (thời điểm viết bài, 1 AUD = 19.648 đồng).
Off-campus: Những nơi ở gần city campus mà bạn có thể đi bộ là Ultimo, Glebe, Surry Hills, Chippendale, Darling Harbour, Haymarket, Redfern, và phía Đông Sydney. Nếu trọ học ở những nơi xa hơn, bạn có thể bắt xe buýt hay tàu điện đi học. Riêng đối với Kuring-gai campus, chỗ ở tiện nhất là khu Lindfield, Chatswood, Bắc Sydney, và Lane Cove North.
Nếu có ý định đổi nhà, bạn cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Nên nhớ, ưu tiên hàng đầu khi tìm nhà là phải gần trường, gần trạm tàu điện ngầm và ở khu an toàn; gần tức là đi bộ từ nhà ra trạm trong vòng 3-10 phút là ổn.
Các khoản phí chính và phát sinh khi thuê nhà on-campus UTS: – 35 AUD phí đăng ký – 110 AUD phí chấp thuận – Tiền thuê nhà trả theo mỗi hai tuần – 800 AUD phí an ninh (khoản này sẽ được trả lại khi kết thúc hợp đồng và nếu bạn không gây ra “tổn thất” nào trong phòng) – 10 AUD phí làm mất chìa khóa– – 100 AUD phí chuyển phòng – 250 AUD phí hủy phòng – 100 AUD phí di chuyển đồ đạc – 80 AUD/giờ đầu tiên cho phí vệ sinh phòng ốc (30 AUD/giờ tiếp theo)– – 100 AUD phí đặt cọc cho chỗ đậu xe (có thể hoàn lại) |
3. Giá cả thuê phòng
On-campus: Tùy thuộc vào loại phòng, trung bình khoảng 164 AUD/tuần cho dạng phòng hai người tại Bulga Ngurra, cho đến 355 AUD/tuần cho dạng phòng studio rộng hơn ở Yura Mudang.
Off-campus: Phụ thuộc nhiều vào khu vực sinh sống. Trung tâm Sydney thường rất đắt đỏ cho phòng đơn (450 AUD/tuần trở lên). Song, nếu tìm được nhiều người ở ghép, bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
4. Những đồ dùng, khoản phí nào sẽ được tính trong phí thuê nhà?
On-campus: Bạn được cấp khung giường, nệm, drap, bàn học, ghế, đèn học, tủ quần áo. Ở phòng nấu ăn chung có bàn, ghế, ghế sofa, tủ lạnh, lò vi sóng, ấm đun nước, lò nướng bánh mì, bếp, chậu rửa chén. Ngoài ra, các hóa đơn điện, gas, nước, internet cũng bao gồm trong tiền thuê nhà. Bạn còn được tham gia miễn phí các hoạt động cộng đồng được tổ chức bởi tòa nhà. Riêng khu Yura Mudang có điện thoại nội bộ cho phép sinh viên có thể liên hệ với người khác ở cùng khu.
Off-campus: Bạn nên kiểm tra danh sách đồ dùng sẽ được cấp tại nơi ở và có thể thương thuyết với chủ nhà về việc này. Thường thì nhà thuê nào cũng có sẵn giường, nệm, tủ áo quần, thỉnh thoảng còn có bàn học và ghế. Về các khoản phí điện, nước, internet… bạn cần đọc kỹ hợp đồng. Tiền điện, nước được tính luôn vào tiền thuê nhà nếu bạn chia phòng với người khác, internet thì khi có khi không.
5. Làm thế nào để trả tiền thuê nhà?
On-campus: Hai cách trả tiền phổ biến của sinh viên thuê nhà on-campus là trừ tiền trực tiếp trên tài khoản (của một ngân hàng của Úc) vào mỗi hai tuần. Bạn cũng có thể trả tiền trước cho cả học kỳ hay trọn gói cả năm học. Nếu trả tiền trước cho cả học kỳ, bạn sẽ được giảm giá cho một tuần thuê nhà.
Off-campus: Những sinh viên thuê nhà off-campus nên trả tiền theo hình thức chuyển khoản vì cách làm này sẽ giúp bạn ghi lại thông tin chuyển tiền. Những bạn chọn trả tiền mặt nhớ giữ biên lai thu tiền để có giấy tờ chứng minh.
Nội thất căn hộ on-campus. – Ảnh: WordPress
6. Nếu có vấn đề an ninh, sửa chữa, tôi phải liên hệ với ai?
On-campus: Bạn có thể xem hai video hướng dẫn dưới đây về cách liên hệ sửa chữa phòng ốc và đội bảo vệ của UTS Housing. Ở các tòa nhà luôn có bảo vệ và hệ thống camera trực 24/24 nơi cổng vào và các hành lang. Nếu có vấn đề an ninh, bạn có thể gọi đường dây nóng của Đội Bảo vệ UTS Housing theo số 1800-249-559.
Cách liên hệ sữa chữa phòng ốc. – Nguồn: UTS
Các chỉ dẫn an toàn và cách thức liên hệ với Đội Bảo vệ khi gặp vấn đề an ninh. – Nguồn: UTS
Off-campus: bạn cần nói chuyện trực tiếp với người cho thuê nhà về vấn đề này.
7. Tôi có cần phải mua bảo hiểm?
UTS Housing tạo điều kiện tối đa để sinh viên được thụ hưởng môi trường sống an toàn nhất. Tuy nhiên, UTS Housing không chịu trách nhiệm cho những tổn thất, mất mát đối với những vật dụng cá nhân. Vì vậy, nếu muốn, bạn có thể mua bảo hiểm cá nhân cho những đồ vật giá trị và nhớ khóa cửa cẩn thận phòng ở của mình khi ra ngoài.
8. Tôi phải xin phép ai để mời bạn đến chơi và tổ chức tiệc tùng?
Khu vực sinh hoạt chung chỉ dành cho những sinh viên đăng ký sống tại đây. Vì thế, chỉ những cuộc gặp gỡ mà 80% người tham dự là sinh viên UTS thì mới được phép tổ chức.
Việc tụ tập từ 15 người trở lên phải có sự phê duyệt của ban quản lý campus (viết đơn Social gatherings request form). Đôi khi yêu cầu này sẽ bị từ chối nếu sự kiện đó được tổ chức trong kỳ thi hay từ thứ Hai đến thứ Năm vì có thể sẽ ảnh hưởng đến những sinh viên khác.
Đối với những cuộc gặp có hơn 35 người tham gia, một đội bảo vệ sẽ có mặt để đảm bảo an ninh và người tổ chức phải trả tiền cho đội bảo vệ này.
Bạn cần tuân thủ những quy định về việc tụ tập đông người nếu không muốn chịu những mức phạt tài chánh từ UTS Housing.
9. Vệ sinh phòng ốc
Ở campus, hàng tuần hoặc nửa tháng sẽ có người đến dọn khu vực chung trong các căn hộ như phòng bếp và nhà tắm, nhưng những người này không có nghĩa vụ rửa chén hay vứt túi rác giúp bạn vì đó là trách nhiệm cá nhân của người thuê. Mỗi sinh viên phải tự lau chùi phòng ngủ của mình.
UTS Housing sẽ tổ chức kiểm tra vệ sinh định kỳ hàng năm. Nếu phòng/căn hộ của bạn bị bôi bẩn, họ có quyền yêu cầu bạn lau chùi lại chỗ đó. Nếu không, họ sẽ mời nhân viên lau chùi đến làm và bạn là người phải chi trả những khoản phí cho nhân viên lau chùi (80 AUD/giờ đầu tiên và 30 AUD/giờ tiếp theo).
Sinh viên chuyển đến nơi ở mới. – Ảnh: Flickr
10. Tôi có thể chọn người ở cùng?
Các yêu cầu thuê nhà được giải quyết tùy thuộc vào lượng phòng trống. UTS Housing muốn kết hợp sinh viên đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau để giúp họ có thêm kinh nghiệm sống đa văn hóa. Vì thế, đa phần những đơn đăng ký sẽ được xáo trộn lên. Tuy nhiên, tuổi tác và giới tính cũng là hai yếu tố quan trọng trong khâu cấp nhà.
Phối cảnh khu học xá Trường ĐH Công nghệ Sydney, Úc. – Nguồn: UTS
ĐH Công nghệ Sydney, Úc hiện hiện đang là đối tác của ĐH Bách Khoa TP.HCM trong Chương trình Liên kết Quốc tế về đào tạo Kỹ sư Cơ – Điện tử. Chương trình do Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) điều phối và vận hành. Mô hình đào tạo của OISP là 2+2 (còn gọi là chương trình Liên kết Quốc tế, sinh viên hoàn tất 2 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại Mỹ hoặc Úc), 2,5+2 (còn gọi là chương trình Nagaoka và Kanazawa, sinh viên hoàn tất 2,5 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại Nhật) và 4+0 (còn gọi là chương trình Tiên tiến, sinh viên học 4 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM với giáo trình mẫu từ ĐH Illinois at Urbana Champaign, Mỹ). Nội dung chương trình học tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình Nagaoka và Kazazawa có tăng cường tiếng Nhật). Bằng cấp do ĐH đối tác cấp được công nhận trên toàn thế giới. OISP cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác, bao gồm: làm các thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho sinh viên. Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khóa 2014: trước ngày 16/8. Học sinh và phụ huynh quan tâm vui lòng truy cập vào đây để biết thông tin chi tiết. |