Tư vấn tuyển sinh: (028) 7300.4183/ 7301.4183 – 03.9798.9798 tuvan@oisp.edu.vn
Select Page

Những điều bạn chưa biết về ngành Công nghệ Thực phẩm

Mã trường: QSB
Mã ngành: 219

Tháng 9/2020, Viện Công nghệ thực phẩm Hoa Kỳ (Institute of Food Technologists – IFT) đã công nhận chương trình đào tạo Công nghệ Thực phẩm – Khoa Kỹ thuật Hóa học của Trường ĐHBK-HCM đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo dục ĐH với các tiêu chí đặc thù dành riêng cho các ngành liên quan đến công nghệ thực phẩm trong 5 năm (2020-2025). Trường ĐHBK-HCM là trường đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đạt được chứng nhận này của IFT.

IFT là tổ chức học thuật về khoa học và công nghệ thực phẩm có thẩm quyền và được các ĐH, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp công nhận rộng rãi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm quốc tế. Các trường thành viên IFT là các ĐH uy tín trên khắp thế giới, trong đó có hơn 70 trường ở Mỹ.

NHỮNG TỐ CHẤT CHO THẤY BẠN PHÙ HỢP VỚI NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

  • Học tốt các môn tự nhiên: Bạn phải yêu thích và học tốt một số môn tự nhiên như Sinh học, Hóa học và Vật lý,…Vì đây là các môn học nền tảng phục vụ cho việc tiếp thu tốt các kiến thức chuyên môn ngành.
  • Yêu thích nghiên cứu lĩnh vực về thực phẩm: Sự yêu thích, đam mê nghiên cứu về thực phẩm là yếu tố tiên quyết giúp bạn vượt qua những khó khăn, thử thách trong nghề để đạt đến thành công trong công việc.
  • Ham học hỏi, tiếp thu công nghệ mới: Việc sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ cho kiểm tra chất lượng sản phẩm là điều thường xuyên của chuyên viên ngành này. Chính vì thế, bạn cần phải thích nghi kịp thời với các công nghệ mới để ứng dụng cho công việc.
  • Kiên nhẫn, tỉ mỉ: công việc của bạn là đo lường và tìm ra công thức cuối cho chính sản phẩm của mình, và để đạt được kết quả như mong muốn thì bạn phải thí nghiệm nhiều lần. Chính vì vậy, tính kiên nhẫn, cẩn thận là những yếu tố cần thiết nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực này.
  • Nghiêm túc và tính kỷ luật cao: đối với công việc nghiên cứu, bạn cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong nhóm. Để công việc được diễn ra thành công thì bạn phải thực sự nghiêm túc và thực hiện tốt theo nội quy, quy định về vấn đề an toàn cho đến vệ sinh ban đầu phải thực hiện tốt.

5 ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

  • Chương trình cung cấp kiến thức vững chắc về kỹ thuật thực phẩm giúp sinh viên có thể vận hành tốt dây chuyền sản xuất, quản lý sản xuất tốt khi làm việc tại nhà máy
  • Các kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành về khoa học thực phẩm được giảng dạy giúp kỹ sư ra trường có thể vận dụng trong nghề nghiệp, đưa ra các giải pháp công nghệ hợp lý, giải quyết hiệu quả các vấn đề trong sản xuất thực phẩm và thiết kế sản phẩm mới đồng thời đảm bảo chất lượng, sự an toàn và dinh dưỡng của thực phẩm
  • Sinh viên được tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại, bao gồm các công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến, các nguyên lý công nghệ cốt lõi nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể giải quyết các vấn đề công nghệ một cách hiệu quả cho nhà máy và nơi làm việc
  • Môi trường học tập năng động, giúp sinh viên rèn luyện phương cách tiếp cận vấn đề và làm việc hiệu quả, tự tin; có khả năng tự rèn luyện bản thân, khả năng học tập và nâng cao kiến thức trọn đời
  • Đào tạo chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh, giúp kỹ sư sau khi ra trường tự tin làm việc tại các công ty trong và ngoài nước

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH NÀY

  • Kỹ sư có thể làm ở nhiều vị trí, đa lĩnh vực như: vận hành sản xuất thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm, phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm, thiết kế sản phẩm thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm, phụ trách dinh dưỡng thực phẩm…
  • Nơi làm việc của kỹ sư sau khi tốt nghiệp đa dạng bao gồm: phòng thí nghiệm của nhà máy, bộ phận vận hành – quản lý nhà máy và phân xưởng sản xuất, bộ phận đảm bảo chất lượng, phòng thí nghiệm tại các cơ quan quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, phòng thí nghiệm, đội ngũ giảng dạy của các Viện – trường về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm
    Ngoài ra, kỹ sư ngành thực phẩm có thể sử dụng kiến thức để sản xuất và kinh doanh thực phẩm, nguyên-phụ liệu sản xuất thực phẩm.
  • Các công ty tuyển dụng nguồn kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm có thể kể đến như Nestlé, Dutch Lady, Tân Hiệp Phát, Nam Dương, Acecook, Kinh Đô, Unilever, Vissan, Ajinomoto, Pepsi, Vinacafe…

Tham khảo chi tiết chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Công nghệ Thực phẩm tại link này

Thông tin liên hệ
• VP Đào tạo Quốc tế (OISP) – Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM)
• (028) 7300.4183 – 03.9798.9798
• tuvan@oisp.edu.vn

Bài: LINH LÊ – Hình: OISP

Bài trước

Bài tiếp