Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

5 năm tới, logistics VN sẽ tăng trưởng mạnh mẽ

“Năm 2020, ngành logistics của Việt Nam sẽ bước vào giao đoạn bùng nổ” – theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA). Đây vừa là cơ hội và thách thức để Việt Nam trở thành trung tâm logistics trọng điểm Châu Á.

Ngành logistics tại Việt Nam sẽ bùng nổ vào năm 2020

BỐI CẢNH LOGISTICS HIỆN NAY

Việt Nam là quốc gia có tốc tộ tăng trưởng kinh tế cao với dân số trẻ và nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại. Sản xuất trong nước và tiêu dùng tăng đi kèm với tăng trưởng kinh tế là động lực chính của ngành logistics. Đặc biệt, làn sóng thương mại điện tử phát triển nhanh chóng đã tác động rất lớn đến sự phát triển của logistics. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp start-up giao hàng hình thành và phát triển.

Sở hữu điều kiện địa lý phù hợp với đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc, Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng phát triển vận tải hàng hải. Việt Nam cũng là tuyến đường vận tải quốc tế chủ chốt. Cả nước hiện có 272 cầu cảng với công suất hàng năm trên 550 triệu tấn và 1300 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hải. Song các doanh nghiệp này chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường. Vì vậy, ngành logistics hàng hải cần chú trọng đầu tư hơn nữa để tác động sâu sắc đến sự tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ có kế hoạch đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hàng hải hùng mạnh vào năm 2030, tăng mức đóng góp của ngành hàng hải vào GDP lên 10%.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Theo VLA, nhu cầu sử dụng nhân lực trong lĩnh vực logistics đến năm 2025 khoảng 1,2 triệu người. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM cho thấy, có đến 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kiến thức logistics. Điều đó cho thấy thị trường đang cần nguồn lao động rất lớn.

Lễ công bố quyết định thành lập ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tại Trường ĐH Bách Khoa

Theo VLA, Nhu cầu sử dụng nhân lực trong lĩnh vực logistics đến năm 2025 khoảng 1,2 triệu người. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM cho thấy, có đến 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kiến thức logistics.

Tuy nhiên, ngành vận tải và logistics hiện đại đòi hỏi sự cải tiến và phát triển liên tục từ cơ sở hạ tầng đến chất lượng lao động. Trong thời gian tới, các công ty logistics sẽ cạnh tranh khốc liệt, bởi hiện tại Việt Nam vẫn bị chi phối bởi các doanh nghiệp vận tải nước ngoài.

Để tạo nên đột phá và đạt được kỳ vọng trở thành trung tâm logistics Châu Á, chính phủ cần  đầu tư và phát triển nhiều hơn nữa. Điển hình như việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, giải quyết các vấn đề hệ thống để tăng hiệu quả và giảm chi phí logistics. Ngoài đầu tư cơ sỏ vật chất, Việt Nam cần mở rộng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics.

Cơ hội rất nhiều nhưng để nắm bắt được thì người lao động cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Năm 2020, Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tuyển sinh ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng chương trình Chất lượng cao (Mã ngành 228).

Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Sinh viên sau khi học sẽ có thể phân tích, đánh giá, thiết kế, triển khai, vận hành, và cải tiến hiệu quả hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, chương trình đào tạo Chất lượng cao 100% tiếng Anh còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng cần thiết trong học tập và làm việc. Đây là tiền đề cho việc phối hợp các ngành khác để giải quyết các vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực liên quan đến Logistics và Chuỗi cung ứng.

GIA NGHI tổng hợp – Hình: Internet 

Bài trước

Bài tiếp