2 Đại học Việt Nam vào top 200 khu vực châu Á

QS Xep hang DH Quoc Gia HCMTheo bảng xếp hạng Đại học (ĐH) châu Á QS University Rankings năm 2014, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp trong nhóm từ 161-170, ĐH Quốc gia TP. HCM xếp trong nhóm 191-200.

Theo bảng xếp hạng Đại học (ĐH) châu Á QS University Rankings năm 2014, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp trong nhóm từ 161-170, ĐH Quốc gia TP. HCM xếp trong nhóm 191-200.

QS Xep hang DH Quoc Gia HCM

ĐH Quốc gia TP. HCM nằm trong nhóm 191-200 (Ảnh – QS)

Được công bố thường niên từ năm 2009, bảng xếp hạng ĐH uy tín QS University Rankings chọn ra 300 trường đại học hàng đầu châu Á, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về giáo dục ĐH ở một trong những khu vực phát triển năng động.

Ngoài 2 cơ sở đào tạo ĐH lớn có tên trong bảng “top 200”, nếu tính trong “top 300” thì ĐH Bách Khoa Hà Nội nằm trong nhóm từ 251-300.

So với những năm trước, năm nay vị trí của ĐH Quốc gia TP. HCM đã có sự thăng hạng vượt bậc. Nếu năm 2012 trường không năm Top 300 trường ĐH châu Á do QS bình chọn thì năm 2014 trường đã vượt lên đứng trong nhóm 191–200. 

QS Xep hang DH Quoc Gia HCM 2

Điểm và thứ hạng của ĐH Quốc gia TP. HCM từ năm 2009 đến nay. (Ảnh – QS)

ĐH Bách Khoa TP. HCM cùng với 5 trường ĐH khác gồm ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Kinh tế – Luật là thành viên của ĐH Quốc gia TP. HCM.

Đứng đầu bảng xếp hạng toàn khu vực năm nay là ĐH Quốc gia Singapore. Vị trí số 2, 3, 4 dành cho Viện Khoa học và Công nghệ cao cấp Hàn Quốc, ĐH Hồng Kông, ĐH Quốc gia Seoul.

Bảng xếp hạng đại học QS dựa trên 9 tiêu chí: uy tín học thuật (từ bảng khảo sát toàn cầu), uy tín của trường (từ khảo sát toàn cầu), đội ngũ giảng viên: tỷ lệ giảng viên/ sinh viên, trích dẫn/ mỗi bài báo, số bài báo/giảng viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế, tỷ lệ trao đổi sinh viên trong nước, tỷ lệ trao đổi sinh viên ra nước ngoài.

Hiện nay, ở bậc ĐH, Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình liên kết quốc tế với các trường ĐH danh tiếng của Úc, Mỹ, Nhật như ĐH QueenslandĐH GriffithĐH AdelaideĐH Công nghệ SydneyĐH LatrobeĐH Illinois of SpringfieldĐH Illinois at Urbana ChampaignĐH MassachusettsĐH NagaokaĐH Kanazawa về đào tạo Kỹ sư Xây dựng, Cử nhân Công nghệ Thông tin, Kỹ sư Dầu khí, Kỹ sư Công nghệ Hóa, Kỹ sư Hóa Dược, Kỹ sư Cơ – Điện tử, Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Kỹ sư Điện – Điện tử.

Mô hình đào tạo chung của Văn phòng Đào tạo Quốc tế là bán du học: 2+2 hoặc 2,5+2. Sinh viên theo học 2 hoặc 2,5 năm tại ĐH Bách khoa TP.HCM, sau đó chuyển tiếp qua trường đối tác học tiếp 2 năm nữa để nhận bằng kỹ sư, cử nhân do trường đối tác cấp. Nội dung chương trình tại Việt Nam do các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chuyên nghiệp nước ngoài hoặc được đào tạo tại nước ngoài trực tiếp giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình liên kết với ĐH Nagaoka và ĐH Kanazawa, sinh viên học tại ĐH Bách khoa TP.HCM với sinh viên chính quy đại trà có tăng cường tiếng Nhật, sau đó chuyển tiếp sang ĐH Nagaoka và ĐH Kanazawa và học bằng tiếng Nhật).

Văn phòng Đào tạo Quốc tế cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác. Ngay từ năm nhất, sinh viên và phụ huynh sẽ được tư vấn chọn trường du học phù hợp, điều kiện chuyển tiếp, thủ tục xin thị thực cũng như định hướng học tập, sinh hoạt tại nước ngoài.

Thời gian đăng ký xét tuyển khóa 2014: từ ngày 10/2 đến 16/8.

Học sinh và phụ huynh quan tâm vui lòng truy cập vào đây để biết thông tin chi tiết.

                                                                                                Minh Đạo (tổng hợp từ Vietnamnet

 

Bài trước

Bài tiếp