Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Hệ thống báo cháy SMS của SV Bách Khoa

He-thong-bao-chay Dien-Dien-tu Bach-Khoa-TPHCMHệ thống báo cháy tích hợp này vừa được nhóm sinh viên Nguyễn Văn Lên và Phan Thành Phát (Khoa Điện – Điện tử Trường ĐH Bách Khoa TP.HCMthiết kế chế tạo thành công. Ngay khi hỏa hoạn xảy ra, hệ thống lập tức gửi tin nhắn đến chủ nhân, phát tín hiệu báo cháy cho cơ quan phòng cháy chữa cháy…

BÁCH KHOA SÁNG TẠO

Hệ thống báo cháy tích hợp này vừa được nhóm sinh viên Nguyễn Văn Lên và Phan Thành Phát (Khoa Điện – Điện tử Trường ĐH Bách Khoa TP.HCMthiết kế chế tạo thành công.

Ngay khi hỏa hoạn xảy ra, hệ thống lập tức gửi tin nhắn đến chủ nhân, phát tín hiệu báo động tại chỗ, đồng thời thông báo cho cơ quan phòng cháy chữa cháy kèm theo hình ảnh hiện trường và bản đồ hướng dẫn đường đi ngắn nhất đến vị trí cháy.

He-thong-bao-chay Dien-Dien-tu Bach-Khoa-TPHCM

Hệ thống báo cháy SMS.

CẢNH BÁO TỨC THỜI

Đạt độ tin cậy tuyệt đối

Nhận xét về hệ thống, PGS.TS Hoàng Đình Chiến, Khoa Điện  Điện tử Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, người đề xuất ý tưởng và hướng dẫn các sinh viên thực hiện đề tài, cho biết qua thực nghiệm, mô hình hệ thống báo cháy tích hợp tự động đạt được độ tin cậy tuyệt đối 100% về ban đêm, có một chút suy giảm vào ban ngày do chưa tối ưu thông số ngưỡng. Thuật toán đơn giản, tính toán nhanh. Điều này làm cho nó phù hợp để sử dụng trong hệ thống cảnh báo hỏa hoạn thời gian thực.

Hệ thống đã được chế tạo và thử nghiệm thành công, có độ tin cậy và linh hoạt cao, khắc phục được khuyết điểm của những đề tài nghiên cứu trước đây như nhận dạng chính xác lửa hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn và có khả năng nhận dạng được lửa từ các nguồn khác nhau. Đặc biệt đã tích hợp thành công hệ thống báo động bằng cách nhắn tin, gọi điện thoại, hiển thị thông tin vị trí trên bản đồ, tìm đường đi ngắn nhất tới nơi xảy ra hỏa hoạn, quan sát trực tiếp hiện trường xảy ra hỏa hoạn… Nếu được đầu tư hoàn thiện hơn, hệ thống sẽ rất hữu ích cho việc phát hiện cũng như ngăn chặn các vụ hỏa hoạn một cách hiệu quả và kịp thời.

Hệ thống bao gồm các camera theo dõi kết nối internet với máy tính có các phần mềm xử lý ảnh. Máy tính kết nối với một bộ vi xử lý làm nhiệm vụ tự động điều khiển module nhắn tin, đồng thời truyền tín hiệu cảnh báo ra loa hiện trường. Khi phát hiện có hỏa hoạn, máy tính sẽ gửi tín hiệu báo động có hình ảnh hiện trường qua mạng và đường dẫn dựa trên bản đồ Google Map tới các trung tâm phòng cháy chữa cháy (PCCC), gửi tin nhắn SMS báo động tới chủ nhân, đồng thời kích hoạt hệ thống chuông báo động tại nơi phát hiện hỏa hoạn để kịp thời ứng cứu tại chỗ.

Bình thường bộ vi xử lý hoạt động ở chế độ “lắng nghe”, khi nhận được tín hiệu điều khiển báo có hỏa hoạn từ trên máy tính truyền xuống, vi xử lý sẽ gửi tín hiệu xuống module SIM để thực hiện gửi SMS và gọi điện cho người quản lý. Quá trình gọi điện chỉ kết thúc khi nhận được tín hiệu phản hồi từ người quản lý. Trong trường hợp số điện thoại thứ nhất của người quản lý không liên lạc được, vi xử lý sẽ tiếp tục gửi lệnh xuống module SIM gọi điện tới số điện thoại dự phòng.

Khi truyền tín hiệu tới trung tâm PCCC, module SIM sẽ dùng kết nối dữ liệu GPRS để nối mạng và truyền tín hiệu cảnh báo. Dữ liệu truyền đến trung tâm bao gồm số ID và địa chỉ của camera  vị trí xảy ra hỏa hoạn  kèm theo hình ảnh hiện trường và đường dẫn ngắn nhất từ trung tâm đến hiện trường. ID ở đây là thông tin định danh gồm: tọa độ nhà, tên chủ nhân, số điện thoại… đã được đăng ký tại trung tâm PCCC.

Nhiều ưu điểm

Những vụ cháy gây nhiều thiệt hại nhất thường xảy ra vào ban đêm. Đây là thời gian mọi người ngủ, không có người canh giữ kho bãi, siêu thị, văn phòng… dẫn đến công tác PCCC rất khó khăn. Thực tế hiện nay có nhiều giải pháp để phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn đang được sử dụng như dùng cảm biến nhiệt độ, cảm biến khói, đầu báo lửa… Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, hạn chế của các phương pháp này là chỉ phát hiện được khi đám cháy xảy ra gần vị trí đặt cảm biến, độ chính xác không cao, không có hình ảnh hiện trường cháy, vùng giám sát nhỏ, công tác điều tra nguyên nhân gặp rất nhiều khó khăn…

Thêm vào đó, việc ứng cứu chưa kịp thời của lực lượng PCCC cũng là nguyên nhân gia tăng thiệt hại do các đám cháy gây ra. Do phương thức báo cháy chủ yếu bằng điện thoại làm mất nhiều thời gian để xác minh và lấy thông tin nên khâu tổ chức chữa cháy ban đầu hiệu quả không cao… Từ nhược điểm này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp xử lý ảnh hiện đại, kết hợp tích hợp hệ thống truyền dẫn để phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn nhanh, kèm hình ảnh hiện trường. Điều này cho phép hệ thống nhanh chóng truyền “bằng chứng sống” ngay lập tức đến các cơ quan PCCC gần nhất để có giải pháp ứng cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, để tránh nhận dạng sai lệch các đối tượng có màu giống như lửa, nhóm đã áp dụng phương pháp phát hiện hỏa hoạn theo bảy điều kiện khá chặt chẽ dựa vào những thông tin tìm hiểu và đánh giá từ thực tiễn. Nhóm đã kiểm nghiệm lại bằng cách xử lý nhiều video các đám cháy thì hệ thống nhận dạng khá chính xác, ngay cả những đối tượng có màu giống lửa, hệ thống vẫn phân biệt tốt. Ngoài ra, camera của hệ thống này là camera IP (kết nối internet) giúp hệ thống có khả năng kiểm soát được một vùng khá rộng nhờ camera có khả năng tự quay nhiều hướng và từ một máy chủ có thể quản lý nhiều khu vực khác nhau không giới hạn khoảng cách.

Theo ĐỨC THIỆN (Tuổi Trẻ)

Hiện nay, ở bậc đại học (ĐH), Văn phòng Đào tạo Quốc tếĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình Liên kết Quốctế và chương trìnhTiên tiến hợp tác với các trường ĐH danh tiếng của Úc, Mỹ, Nhật như ĐH Queensland, ĐH Illinois of Springfield, ĐH Illinois at Urbana Champaign, ĐH Catholic, ĐH Rutgers, ĐH Nagaoka về đào tạo ngành Điện – Điện tử.

Mô hình đào tạo của OISP2+2 (còn gọi là chương trình Liên kết Quốc tế, sinh viên hoàn tất 2 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại Mỹ hoặc Úc), 2,5+2 (còn gọi là chương trình Nagaoka, sinh viên hoàn tất 2,5 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại Nhật) và 4+0 (còn gọi là chương trình Tiên tiến, sinh viên học 4 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM với giáo trình mẫu từ ĐH Illinois at Urbana Champaign, Mỹ).

Nội dung chương trình học tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình Nagaoka có tăng cường tiếng Nhật). Bằng cấp do ĐH đối tác cấp được công nhận trên toàn thế giới.

OISP cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác, bao gồm: làm các thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho sinh viên.

Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khóa 2014: trước ngày 16/8.

Học sinh và phụ huynh quan tâm vui lòng truy cập vào đây để biết thông tin chi tiết.

 

Bài trước

Bài tiếp