Sinh viên Bách khoa TP.HCM tỏa sáng trong kỳ thi Olympic Cơ học 2014

Olympic-co-hoc-dai-hoc-bach-khoa-2Trong buổi lễ tổng kết cuộc thi Olympic Cơ học 2014, tất cả giải thưởng đều đã tìm được chủ nhân của nó. Trong đó, nhiều cái tên được xướng lên đến từ Đại học Bách khoa TP.HCM.

Trong buổi lễ tổng kết cuộc thi Olympic Cơ học 2014, tất cả giải thưởng đều đã tìm được chủ nhân của nó. Trong đó, nhiều cái tên được xướng lên đến từ Đại học Bách Khoa TP.HCM.

Với những thành tích nổi trội, cái tên Đại học Bách Khoa TP.HCM dường như được nhắc đến nhiều nhất ở cả hai nội dung về giải cá nhân (một giải nhất, 10 giải nhì, 10 giải ba và 28 giải khuyến khích) và giải đồng đội (hai giải nhất và ba giải ba). Đây là một “chiến công” đáng tự hào giúp Đại học Bách Khoa TP.HCM giữ vị trí đứng đầu trong cuộc thi.

Olympic-co-hoc-dai-hoc-bach-khoa-2

Những khuôn mặt được vinh danh trong buổi lễ trao giải. – Ảnh: Phòng Công tác Chính trị Sinh viên

Kỳ thi Olympic Cơ học lần thứ 26 năm nay thu hút rất nhiều bạn sinh viên từ nhiều trường ở khu vực miền Nam tham dự với mong muốn giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Các bạn tranh tài ở hai lĩnh vực: Cơ học lý thuyết và Ứng dụng Tin học vào Cơ học, với tổng cộng 10 môn thi: Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Thủy lực, Cơ học đất, Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Ứng dụng Tin học trong Cơ học – Chi tiết máy, Ứng dụng Tin học trong Cơ học – Cơ lý thuyết, Ứng dụng tin học trong Cơ học – Nguyên lý máy.

Cuộc thi Olympic Cơ học hàng năm là sân chơi trí tuệ lành mạnh, bổ ích cho tất cả các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên các trường kỹ thuật như Đại học Bách Khoa TP.HCM. Tin rằng trong tương lai không xa, đây sẽ là bệ phóng cho nhiều thế hệ sinh viên nói chung và Bách khoa nói riêng, giúp các bạn gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

Hiện nay, ở bậc đại học (ĐH), Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình Liên kết Quốc tế và chương trình Tiên tiến hợp tác với trường ĐH danh tiếng của Úc là ĐH Công nghệ Sydney (Úc) về ngành Cơ – Điện tử (chính thức tuyển sinh từ năm 2014). Cũng thuộc nhóm ngành liên quan, Điện – Điện tử cũng có nhiều chương trình liên kết với các nước Mỹ, Nhật, Úc như ĐH QueenslandĐH Illinois of SpringfieldĐH Illinois at Urbana Champaign, ĐH CatholicĐH RutgersĐH Nagaoka.

Mô hình đào tạo của OISP là 2+2 (còn gọi là chương trình Liên kết Quốc tế, sinh viên hoàn tất 2 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại Mỹ hoặc Úc), 2,5+2 (còn gọi là chương trình Nagaoka và Kanazawa, sinh viên hoàn tất 2,5 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại Nhật) và 4+0 (còn gọi là chương trình Tiên tiến, sinh viên học 4 năm tại ĐH Bách Khoa TP.HCM với giáo trình mẫu từ ĐH Illinois at Urbana Champaign, Mỹ).

Nội dung chương trình học tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình Nagaoka có tăng cường tiếng Nhật). Bằng cấp do ĐH đối tác cấp được công nhận trên toàn thế giới.

OISP cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác, bao gồm: làm các thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho sinh viên.

Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khóa 2014: trước ngày 16/8.

Học sinh và phụ huynh quan tâm vui lòng truy cập vào đây để biết thông tin chi tiết.

THANH PHONG

Bài trước

Bài tiếp