Người cha đơn thân và hành trình sáng tạo babyMe

Công-ty-Baby-Me_Trình-Quốc-Tuấn_02Vợ mất sau khi sanh con gái được 10 ngày, anh Trình Quốc Tuấn, cựu sinh viên (SV) Đại học Bách Khoa TP.HCM đã phải lặn lội khắp nơi xin sữa mẹ cho bé Ủn. Từ những khó khăn đã trải qua, anh nảy ra ý tưởng về một ngân hàng sữa mẹ để hỗ trợ những người cùng hoàn cảnh. Và babyMe đã được anh “thai nghén” từ đó.

SÁNG TẠO BÁCH KHOA

Vợ mất sau khi sanh con gái được 10 ngày, anh Trình Quốc Tuấn, cựu sinh viên (SV) Đại học Bách Khoa TP.HCM đã phải lặn lội khắp nơi xin sữa mẹ cho bé Ủn. Từ những khó khăn đã trải qua, anh nảy ra ý tưởng về một ngân hàng sữa mẹ để hỗ trợ những người cùng hoàn cảnh. Và babyMe đã được anh “thai nghén” từ đó.

Trình Quốc Tuấn sinh năm 1984, tốt nghiệp Khoa Cơ – Điện tử, Đại học Bách Khoa TP.HCM, thành viên đội BKPRO vô địch Robocon châu Á – Thái Bình Dương. Với khả năng tự lập từ nhỏ cùng vốn sống phong phú của mình, anh luôn trăn trở, nung nấu con đường sự nghiệp riêng cho mình.

Vợ qua đời đột ngột, Tuấn tưởng mình đã gục ngã, nhưng vì thương con khát sữa, anh chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm sữa mẹ nuôi con. Anh kể: “Mỗi ngày, hết giờ làm, tôi lại chạy đi xin sữa cho con. Có khi phải đi 20 cây số trong đêm, giữa cơn mưa để lấy về cho Ủn chút sữa mẹ quý giá”. Từ chính hoàn cảnh gà trống nuôi con của mình, Trình Quốc Tuấn càng nung nấu quyết tâm làm nên điều kỳ diệu…

Công-ty-BabyMy  Trình Quốc Tuấn 02

Hình ảnh hạnh phúc của cha con Trình Quốc Tuấn. – Ảnh: Thanh Niên Online

TỪ NGÂN HÀNG… SỮA MẸ ĐẾN BABYME

Anh bắt đầu suy nghĩ về việc liên kết một mạng lưới các mẹ dư sữa, mỗi tủ lạnh của mỗi mẹ là một kho trữ.

Khi chia sẻ ý tưởng thành lập Ngân hàng Sữa mẹ trên mạng xã hội, anh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. “Qua tìm hiểu, tôi được biết ngân hàng sữa mẹ có từ rất lâu ở châu Âu, Mỹ, gần đây thì Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines… Bất ngờ hơn là tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu vực, dưới 20%. Xây dựng ngân hàng này, tôi không chỉ giúp được cho con mình mà còn giúp các bé cùng hoàn cảnh có cơ hội tiếp cận nguồn dinh dưỡng quý giá này”.Trinh-Quoc-Tuan babyMe DH-Bach-Khoa 03

Hiện nay, ngân hàng sữa mẹ của Trình Quốc Tuấn đã quy tụ hơn 9.000 thành viên, tạo được tiếng vang và bắt đầu kết nối với hệ thống Human Milk for Human Babies của thế giới. Ngoài ra, anh còn là đồng sáng lập Hội Sữa mẹ, một cộng đồng hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ với hơn 40.000 thành viên.

Trong quá trình vận hành hai cộng đồng kể trên, anh phát hiện ra bản thân mình cũng như các bà mẹ khác đang có một lỗ hổng lớn về nền tảng kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến sữa mẹ và cách chăm sóc, nuôi dưỡng em bé.

Lỗ hổng đó phát sinh nhu cầu tìm hiểu, học hỏi và trao đổi kiến thức kinh nghiệm nuôi con. Song, phương thức tiếp cận cũng như những công cụ hỗ trợ các bà mẹ hiện tại chưa được tối ưu hóa cho nhu cầu đó. Ngập trong đống thông tin hỗn độn từ các diễn đàn, cộng đồng nuôi dạy trẻ, các ông bố, bà mẹ đâm rối trí trong việc nhận biết đâu là điều tốt nhất cho con mình.

Cùng lúc, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức cuộc thi UNICEF Mobile Hackathon 2013 in Vietnam với mục tiêu ứng dụng công nghệ giải quyết vấn đề trẻ em, Trình Quốc Tuấn đã mang ý tưởng của mình – lấy tên gọi Hành trình sự sống 1.000 ngày của bé”. Vòng đầu dự án lọt vào nhóm tám đội được chọn, sau đó về nhất tại vòng 2. Từ đó, dự án babyMe bước vào quá trình thai nghén. 

Trinh-Quoc-Tuan babyMe DH-Bach-Khoa 01

Giao diện trang web babyMe.

BIẾN ƯỚC MƠ THÀNH HIỆN THỰC

Đây là giải pháp ứng dụng công nghệ để hỗ trợ và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sức khỏe của mẹ và bé. Dự án bao gồm ứng dụng dành cho người dùng smartphone với hai giải pháp song hành: hệ thống SMS cho người dùng và website tramyte.vn dành cho nhân viên trạm y tế.

Thực tế, lịch tiêm chủng ở mỗi địa phương khác nhau khiến các bà mẹ khó nhớ chuyện đưa con đi tiêm chủng hay uống vitamin đúng ngày và đầy đủ. Hoặc làm sao thông báo kịp thời tình hình dịch bệnh đang bùng phát ở trẻ em tới các ông bố, bà mẹ.

UNICEF và Trung tâm Truyền thông Sức khỏe TP.HCM đã hỗ trợ Trình Quốc Tuấn và nhóm Gà Trống của anh thử nghiệm và triển khai tại Trạm Y tế Q.Bình Tân. Với kinh nghiệm hỗ trợ các dự án khác ở nước ngoài đầy tính thuyết phục, UNICEF thấy rằng việc sử dụng công nghệ di động có thể giúp nâng cao kết quả y tế cho bà mẹ và trẻ em.

Khi chính thức chạy vào cuối tháng 6/2014 này, babyMe được kỳ vọng sẽ giải quyết được các vấn đề khó khăn trong việc nuôi con của các bậc cha mẹ.  

Trinh-Quoc-Tuan babyMe DH-Bach-Khoa 02

Ảnh: TechinAsia

Hiện nay, ở bậc đại học, Văn phòng Đào tạo Quốc tếĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình Liên kết Quốc tế và chương trình Tiên tiến hợp tác với các trường ĐH danh tiếng như Đại học Rutgers, Đại học Catholic (Mỹ), Đại học Kỹ thuật Nagaoka (Nhật), Đại học Công nghệ Sydney, Đại học Queensland, Đại học Adelaide, Đại học La Trobe (Úc) về đào tạo các ngành Điện – Điện tử, Cơ – Điện tử  Công nghệ Thông tin.

Mô hình đào tạo của OISP2+2 (còn gọi là chương trình Liên kết Quốc tế, SV hoàn tất 2 năm tại Đại học Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại đại học ở Mỹ hoặc Úc), 2,5+2 (còn gọi là chương trình NagaokaKanazawa, SV hoàn tất 2,5 năm tại Đại học Bách Khoa TP.HCM và 2 năm tại đại học ở Nhật), và 4+0 (còn gọi là chương trình Tiên tiến, SV học 4 năm tại Đại học Bách Khoa TP.HCM với giáo trình mẫu từ Đại học Illinois at Urbana Champaign, Mỹ).

Nội dung chương trình học tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ chương trình Nagaoka và Kazazawa có tăng cường tiếng Nhật). Bằng cấp do đại học đối tác cấp được công nhận trên toàn thế giới.

OISP cam kết hỗ trợ SV hoàn tất thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho SV.

Hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khóa 2014: đến hết ngày 16/8.

Để biết thông tin về điều kiện xét tuyển đầu vào và các bước nộp hồ sơ, vui lòng truy cập vào đây.

Tổng hợp từ VNExpress và TechinAsia 

 

Bài trước

Bài tiếp