OISP hợp tác cùng viện công nghệ châu Á công bố nghiên cứu loại hình nhà vệ sinh bảo vệ môi trường

Thứ 2 ngày 24/9/2012 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã diễn ra họp báo công bố dự án nghiên cứu làm sạch nguồn nước sinh hoạt thông qua việc tạo ra loại hình nhà vệ sinh mới không gây ô nhiễm môi trường. Dự án nghiên cứu dự định kéo dài trong 5 năm với ngân sách 5 triệu đô la (110 tỷ VNĐ) được tài trợ bởi quĩ từ thiện Bill & Melinda Gates.

 

OISP hợp tác cùng viện công nghệ châu Á

công bố nghiên cứu loại hình nhà vệ sinh bảo vệ môi trường

Thứ 2 ngày 24/9/2012 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã diễn ra họp báo công bố dự án nghiên cứu làm sạch nguồn nước sinh hoạt thông qua việc tạo ra loại hình nhà vệ sinh mới không gây ô nhiễm môi trường. Dự án nghiên cứu dự định kéo dài trong 5 năm với ngân sách 5 triệu đô la (110 tỷ VNĐ) được tài trợ bởi quĩ từ thiện Bill & Melinda Gates.

Đây là dự án kết hợp một số trường đại học lớn tại Thái Lan và Việt Nam trong đó nổi bật là Viện Công nghệ Châu Á (AIT) kết hợp cùng Văn phòng Đào Tạo Quốc Tế Đại học Bách Khoa TPHCM (OISP). Dự án sẽ thực hiện nghiên cứu làm sạch nguồn nước sinh hoạt thông qua việc tạo ra loại hình nhà vệ sinh mới không gây ô nhiễm môi trường.

duannvs

TS. Vũ Thế Dung cùng thầy Tạ Hùng Anh tại trường AIT

Mục tiêu của dự án là tìm ra một giải pháp nhà vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường với chi phí thực hiện thấp có thể tiếp cận đối tượng không đủ điều kiện kinh tế tại khu vực thành thị nghèo (ngoại thành) – nông thôn của 3 nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Theo tiến sĩ Thammarat Koottatep (trường AIT) hiện tại có 2,5 tỷ người trên thế giới hiện không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh cơ bản, 75% trong số đó đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

“Có nhà vệ sinh và hệ thống chứa chất thải từ con người chưa đủ để tạo nên sự an toàn vệ sinh môi trường cho người sinh sống trong khu vực. Hệ thống chứa và xử lý chất thải từ con người phải vận hành tốt mới đảm bảo an toàn nhưng thật không may, ở các khu vực ngoại thành và nông thôn các nước đang phát triển người dân không đủ điều kiện kinh tế và thiếu thông tin về an toàn vệ sinh môi trường nên hệ thống chứa và xử lý chất thải được làm qua loa và không đảm bảo vệ sinh môi trường” tiến sĩ Dr. Thammarat Koottatep nói.

Tại Việt Nam hiện tại ở khu vực nông thôn và ngoại thành còn rất nhiều loại hình nhà vệ sinh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như cầu cá, hầm thấm dội nước trực tiếp xuống đất. Việc nhà vệ sinh không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường sẽ trực tiếp gây nên một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả, thương hàn, táo bón…

OISP thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam bước đầu sẽ thực hiện tại khu vực ngoại thành của 3 thành phố lớn là Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng nhằm tìm ra thực trạng, yếu tố hạn chế người dân nghèo nơi đây tiếp cận với các điều kiện vệ sinh môi trường. Từ đó đưa ra những phương án hợp lý giúp cho người dân nghèo có đủ điều kiện để sử dịch công nghệ mới và an toàn môi trường.

Theo tinhte.vn

Bài trước

Bài tiếp