Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
dtqt_tuvan@hcmut.edu.vn

Phạm Ngọc Anh Tùng: chàng trai robot

Pham-Ngoc-Anh-Tung robot-BK 01Mê robot từ khi xem các cuộc thi Robocon hồi cấp 2, Phạm Ngọc Anh Tùng quyết định chọn ngành Điện – Điện tử ĐH Bách Khoa TP.HCM để có thể theo đuổi giấc mơ sáng chế ra các loại robot phục vụ công việc hàng ngày. Với kha khá thành quả trong việc chế tạo robot, Anh Tùng luôn khiến nhiều sinh viên (SV) thán phục trước thái độ và tinh thần học tập của mình.

SÁNG TẠO BÁCH KHOA

Mê robot từ khi xem các cuộc thi Robocon hồi cấp hai, Phạm Ngọc Anh Tùng quyết định chọn ngành Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa TP.HCM để có thể theo đuổi giấc mơ sáng chế ra các loại robot phục vụ công việc hàng ngày. Với kha khá thành quả trong việc chế tạo robot, Anh Tùng luôn khiến nhiều sinh viên (SV) thán phục trước thái độ và tinh thần học tập của mình.

CHÀNG TRAI ROBOT

Trước kia, chàng trai 25 tuổi này thường được bạn bè, thầy cô ở ĐH Bách khoa TP.HCM gọi là “chàng trai robot”, bởi từng thực hiện khá nhiều sản phẩm robot mang tính ứng dụng cao như robot giáo dục, phối hợp cùng nhiều công ty thực hiện các mô hình như cửa cuốn tự động, máy chấm công, máy quét thẻ giữ xe thông minh…

Một trong những sản phẩm sáng tạo ấn tượng nhất của Tùng là chiếc xe hai bánh tự cân bằng. Lúc mới chọn đề tài, Tùng dự đoán được những thách thức có thể gặp phải. Nhưng khi bắt tay vào làm, những khó khăn liên tục xuất hiện, như tài liệu tham khảo liên quan đến kết cấu cơ khí tại Việt Nam còn nghèo nàn, thời gian triển khai. Tùng và nhóm bạn mất hai tháng cho phần thiết kế và chế tạo bộ hộp số của xe, tiếp nữa là làm sao khi thiết kế phải đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng không làm thay đổi các thông số kỹ thuật. Cả nhóm của Tùng phải sửa đi sửa lại bản thiết kế nhiều lần cho đến khi chọn được hình dáng đẹp đẽ, hợp thời trang như bây giờ.

Bên cạnh đó, Tùng còn phải đối mặt với khó khăn về tài chính: 22 triệu đồng tiền học bổng, tiền tiết kiệm của Tùng đều đổ hết cho chiếc xe này. Vì quá đam mê, “đứa con tinh thần” này còn suýt nữa khiến cậu SV gốc Huế phải ăn Tết một mình ở Sài Gòn khi không kịp mua vé về quê.

Pham-Ngoc-Anh-Tung robot-BK 05

Phạm Ngọc Anh Tùng trình diễn lái xe hai bánh tự cân bằng tại Vòng Chung kết cuộc thi Sáng tạo tiết kiệm năng lượng 2011. – Ảnh: Tuổi Trẻ

Ngày bảo vệ đồ án, Tùng nhận nhận được nhiều lời khen ngợi cho thành quả. Sản phẩm của Tùng vừa không gây ô nhiễm vì chạy bằng điện, vừa có thể lưu thông, sửa chữa dễ dàng vì không chiếm không gian. Chưa kể nó có thể đi được trên nhiều loại địa hình nhờ khả năng thăng bằng tự động ở bất kì vị trí nào. Chiếc xe scooter này đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi Robocon 2011 và giải Ba tại cuộc thi Sáng tạo tiết kiệm năng lượng TP.HCM năm 2011.

>> Ba sinh viên OISP hiện thực hóa giấc mơ làm việc ở Nhật

TÂM HUYẾT VỚI ROBOT GIÁO DỤC

Không gói mình trong thành quả của bài tập đồ án nói trên, Tùng tiếp tục cho ra nhiều ý tưởng và sản phẩm mang tính ứng dụng cao như Bi-bot – một robot đa chức năng có thể phục vụ cho mục đích giáo dục và quảng bá.

Theo Tùng, hiện nay các công ty khi muốn giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tại các hội chợ, thường sử dụng những cách như: thuê gian hàng trưng bày sản phẩm để phát tờ rơi, thuê người mẫu giới thiệu, gắn áp phích… Tuy nhiên, hướng quảng cáo này chưa đem lại hiệu ứng cao. Vì thế, Tùng muốn làm một robot có thể thay thế tất cả những công việc quảng cáo kia.

Do có kinh nghiệm từ trước, Tùng chỉ mất ba tháng để chế tạo thành công sản phẩm này. Bi-bot gồm ba phần chính: vỏ, mạch điện lập trình, cơ khí; được làm từ vật liệu composite, có khung sườn bằng sắt; cao hơn 1,6 m, rộng hơn 1 m. Phía trước Bi-bot có một ma trận đèn LED dùng để biểu lộ cảm xúc, có thể hiển thị hình ảnh, logo và chữ của những công ty.

Pham-Ngoc-Anh-Tung robot-BK 02 Pham-Ngoc-Anh-Tung robot-BK 03

Bi-bot được lấy cảm hứng từ bộ phim hoạt hình yêu thích của Tùng – Robot biết yêu.

>> Thế hệ lãnh đạo đích thực được nuôi dưỡng tại Đại học Catholic (Mỹ)

Đặc biệt, robot quảng cáo này có hai tay cử động được, có khả năng nói một số câu cơ bản để giao tiếp người như: “Xin chào bạn”, “Xin chào mọi người”; “Mời bạn hãy lấy tờ rơi”; “Hãy thử tìm hiểu về những sản phẩm của công ty chúng tôi”; đọc những câu slogan được ghi âm trước, tích hợp sẵn trong robot, có hệ thống loa để phát ra tiếng nói.

Tùng cho biết, Bi-bot quảng cáo này có thể vận chuyển dễ dàng và thực hiện nhiều thao tác mà không gây tổn hại với các bộ phận bên trong. Ngoài ra, phía bên ngoài Bi-bot này còn có thể dán logo công ty, logo sản phẩm; có hộp đựng các tờ rơi…

Để giúp dễ hình dung hơn, Tùng đã để chúng tôi được chứng kiến Bi-bot quảng cáo một loại thức uống. Bi-bot di chuyển khắp nơi, vừa chạy vừa pha trò, vừa phát ra tiếng. Đồng thời trên robot quảng cáo này có cả máy chiếu, đã được tích hợp sẵn những hình ảnh, đoạn phim, tự động chiếu lên những khoảng tường trống.

“Với cách gây sự chú ý thu hút mọi người như vậy, tin chắc rằng đây sẽ là cách quảng cáo để lại nhiều ấn tượng”, Tùng nói.

Ngay sau khi giới thiệu sản phẩm mới này lên trang facebook của mình, Tùng đã nhận được hàng trăm lời khen ngợi từ nhiều chuyên gia cùng lĩnh vực và nhận được sự hưởng ứng của mọi người. Được biết, hiện đã có khá nhiều đơn đặt hàng từ các công ty.

Pham-Ngoc-Anh-Tung robot-BK 06

Nhận giải thưởng Tài năng Lương Văn Can 2013 do CLB Doanh nhân Sài Gòn trao tặng. – Ảnh: internet

>> Sinh viên đấu trí bằng luận án 3 phút

Từ hai sản phẩm Bi-bot đã thực hiện thành công, Tùng có thể dựa vào để biến tấu thành nhiều mẫu mã riêng biệt theo yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời có thể thực hiện những mô hình robot ứng dụng trong các hoạt động giải trí, game show…

Không chỉ ứng dụng trong việc quảng cáo sản phẩm cho các doanh nghiệp tại các sự kiện giới thiệu sản phẩm, triển lãm hội chợ, triển lãm sách… Bi-bot còn có thể dùng làm đồ thử nghiệm cho các nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm tại các trường CĐ, ĐH.

Nguồn: Tuổi Trẻ, Thanh NiênKhoa Học Trẻ

Tổng hợp: THANH PHONG

Bài trước

Bài tiếp