Với mong muốn tối ưu hóa tính năng của các thiết bị âm thanh hiện nay, nhóm kỹ sư thuộc trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đã cho ra lò bộ thiết bị truyền âm không dây vô cùng tiện dụng.
SÁNG TẠO BÁCH KHOA
Với mong muốn tối ưu hóa tính năng của các thiết bị âm thanh hiện nay, nhóm kỹ sư thuộc trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đã cho ra lò bộ thiết bị truyền âm không dây vô cùng tiện dụng.
Bạn muốn có một bộ tai nghe không dây, có thể phát nhạc từ khoảng cách xa đến 50 mét mà âm thanh vẫn chất lượng?
Đây có vẻ là mơ ước của nhiều bạn thích nghe nhạc chứ không riêng gì dân công nghệ. Nhưng hiện nay, thậm chí cả những sản phẩm tốt nhất của các hãng lớn, giá thành từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng vẫn không thể đáp ứng được. Nhiều sản phẩm có giá cao nhưng gặp vấn đề về khoảng cách đường truyền, không thể thu-phát cùng lúc mà phải tách ra…
>> Ba sinh viên hiện thực hóa giấc mơ làm việc ở Nhật
Điều này khiến các cựu sinh viên Bách khoa “ra tay”. Nhóm kỹ sư cho ra đời bộ thiết bị âm thanh không dây đa điểm chất lượng cao tần số 2.4 Hz, tạm gọi là wireless.
Kỹ sư Bách Khoa trình bày về sản phẩm của nhóm.
Về phương thức truyền, dữ liệu được mã hóa dưới dạng số (truyền số) nên ít bị nhiễu. Điều này đảm bảo khi phát ra, âm thanh vẫn không thay đổi dù bộ phát ở đâu, âm lượng lớn hay nhỏ. Nó khắc phục nhược điểm của các thiết bị cũ, vốn khó có thể nhận tín hiệu trong khoảng cách xa.
Bộ thiết bị này có khả năng vừa truyền vừa nhận đồng thời từ hai đến ba nguồn thu, phát khác nhau mà vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh. Trong khi đó ngoài thị trường, một thiết bị không thể làm cùng lúc các công việc này được.
>> Người cha đơn thân và hành trình sáng tạo BabyMe
Giải quyết được tính năng về âm thanh là một chuyện, thiết kế sao cho sản phẩm ngày càng tinh gọn lại là một vấn đề khác. Nhóm kỹ sư đã phải thử qua nhiều phiên bản khác nhau, càng ngày càng nhỏ gọn. Đến sản phẩm cuối cùng, kích thước của nó đã nhỏ gọn, thực sự có thể “bỏ túi” và đảm bảo yêu cầu đặt ra.
Thiết bị vô cùng nhỏ gọn, có thể đem theo bất kỳ đâu.
Trải qua một năm nghiên cứu nhóm tác giả đã thử nghiệm nhiều công nghệ không dây khác nhau đề tìm ra đích đến là công nghệ audio tích hợp.
>> “Bữa tiệc công nghệ” đình đám tại ĐH Bách khoa TP HCM
Một ưu điểm nữa của sản phẩm này là hiệu suất pin rất cao, nếu dùng nhiều thì vẫn có thể kéo dài từ 10 đến 12 tiếng.
Không dừng lại ở sản phẩm này, nhóm tác giả còn “tiết lộ” họ đang phát triển thêm màn hình LCD khử nhiễu, khử ồn khi chuyển kênh, tần số. Bên cạnh đó sản phẩm còn tích hợp các phần mềm khác. Điều này hứa hẹn âm thanh thu được sẽ chất lượng nhất, đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng trong tương lai không xa.
Hiện nay, ở bậc ĐH, Văn phòng Đào tạo Quốc tế – ĐH Bách Khoa TP.HCM (OISP) đang có chương trình Liên kết Quốc tế và chương trình Tiên tiến đào tạo ngành Điện – Điện tử. OISP cam kết hỗ trợ sinh viên hoàn tất thủ tục chuyển tiếp sang các trường đối tác, bao gồm: làm các thủ tục nhập học và chuyển tiếp sang trường đối tác; tư vấn thủ tục chứng minh tài chính và xin visa; hỗ trợ đăng ký ký túc xá, tìm nhà ở cho sinh viên. |
Nguồn: TUỔI TRẺ. Tổng hợp: THANH PHONG