Tư vấn tuyển sinh: (028) 7301.4183 – 03.9798.9798
tuvan@oisp.edu.vn

Tân Bộ trưởng GD&ĐT: giáo dục là con người, không phải trận đánh

“Tôi không quan niệm giáo dục là trận đánh, giáo dục là con người, đó là công trình lớn, xây dựng nhiều năm” – PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ, người vừa nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo hôm 9/4/2016.

“Tôi không quan niệm giáo dục là trận đánh, giáo dục là con người, đó là công trình lớn, xây dựng nhiều năm” – PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ, người vừa nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo hôm 9/4/2016.

Bo truong Bo GDDT 08

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Với gần 80% phiếu tán thành, ông Phùng Xuân Nhạ được bầu vào vị trí điều hành ngành giáo dục.

Ông Nhạ nhậm chức thay cho ông Phạm Vũ Luận khi kỳ thi THPT Quốc gia 2016 đang đến gần.

Trong hai năm qua, ông Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo kỳ thi đánh giá năng lực, lấy kết quả tuyển sinh vào các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, được xã hội đánh giá cao.

“ĐH Quốc gia Hà Nội đã tích cực đổi mới phương thức tuyển sinh ĐH và sau ĐH bằng cách chủ động xây dựng phương án một bài thi tổng hợp để đánh giá toàn diện năng lực người học. Tôi rất hoan nghênh và đề nghị nhà trường chủ động làm việc với Bộ GD&ĐT xem xét, thí điểm thực hiện”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng đánh giá.

Kết quả thi đánh giá năng lực cũng được nhiều trường ĐH trên cả nước đăng ký sử dụng phục vụ công tác tuyển sinh.

Ông Phùng Xuân Nhạ năm nay 53 tuổi, quê Hưng Yên, có bằng tiến sĩ kinh tế. Ông là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội đồng, giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Tốt nghiệp ĐH ngành Kinh tế Chính trị năm 1985 tại ĐH Tổng hợp Hà Nội, ông học sau ĐH ngành Kinh tế Phát triển tại ĐH Tổng hợp Manchester (Anh), sau đó học tiến sĩ ngành Kinh tế Thế giới & Quan hệ Kinh tế quốc tế tại Viện Kinh tế thế giới – Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn quốc gia năm 1999. Ông là nghiên cứu sau tiến sĩ (chương trình Fulbright) tại ĐH Tổng hợp Georgetown, Mỹ (2001-2002). Ông được phong học hàm phó giáo sư năm 2005.

Với gần 30 năm kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài nước các môn học về kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài và công ty xuyên quốc gia, đến nay, ông Nhạ đã hướng dẫn được 9 nghiên cứu sinh, trong đó có 6 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án và 16 thạc sĩ; chủ trì 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 3 đề tài cấp bộ, 3 đề tài trọng điểm.

Ông Nhạ đã công bố được 34 bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước; xuất bản 12 cuốn sách, gồm 2 giáo trình, 5 sách chuyên khảo, 5 sách tham khảo trong đó có 3 cuốn là tác giả độc lập, 2 cuốn bằng tiếng Anh.

Hiện ông Nhạ làm chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”.

Từ cán bộ của ĐH Khoa học Xã hội & nhân văn, ông về làm phó chủ nhiệm Khoa Kinh tế, rồi hiệu trưởng ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Tháng 9/2010 đến 7/2011, ông giữ chức phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Đầu năm 2013 đến nay, ông làm giám đốc và là chủ tịch hội đồng ĐH Quốc gia Hà Nội.

Tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản lần thứ XI (tháng 1/2011), ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2011-2015.

Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản lần thứ 12 (tháng 1/2016), ông được bầu làm ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016-2020.

Bo truong Bo GDDT 01

Bộ trưởng Nhạ tại Hội thảo khoa học Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hoà bình, hợp tác (2014) (lúc này ông đang là giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội).

Chia sẻ thông điệp ngay sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói: “Bất kỳ người dân nào cũng có mưu cầu rất chính đáng là được học hành tử tế, được sống vui vẻ, sống trong xã hội yên bình. Tôi được giao nhiệm vụ mà lại không chú trọng đến mưu cầu đó một cách thực sự thì không đúng, vì bản chất của giáo dục là con người chứ không phải bằng cấp.

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người thực sự nhân văn, theo UNESCO là học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để sống với nhau.

Tôi xuất phát từ thực tiễn là lắng nghe nhu cầu con người. Tất cả con người đều có mưu cầu để cuộc sống tốt lên, nhân văn hơn. Từ nhu cầu đó quay trở lại giáo dục phải làm thế nào. Nhưng một mình giáo dục không làm được mà phải có sự đồng hành của gia đình và toàn xã hội.

Tôi không quan niệm giáo dục là trận đánh, giáo dục là con người, đó là công trình lớn, xây dựng nhiều năm.

Nếu làm như chiến dịch thì làm xong rồi tắt luôn. Con người đâu phải chiến dịch, con người đâu phải thắng thua. Tôi quan niệm không có chuyện thắng hay thua. Nhiệm vụ quan trọng của mình là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì mới thắng lợi.

Một số hình ảnh của tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Tiếp phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (2015).

Kiểm tra và chỉ đạo tại một phòng thi của cụm thi đánh giá năng lực tại Thanh Hóa (tháng 5/2015).

Thăm phòng bảo quản thực phẩm công nghệ cao của Công ty ABI, Nhật Bản (tháng 7/2015).

Tuyên dương và trao thưởng cho các học sinh đạt thành tích xuât sắc (tháng 8/2014).

Thăm phòng ở của sinh viên tại Ký túc xá Mỹ Đình (tháng 1/2015).

Kiểm tra một phòng thi đánh giá năng lực trong kỳ thi năm 2015 của ĐH Qquốc gia Hà Nội (tháng 8/2015).

Tổng hợp từ VNExpress – Ảnh: Dân TríZing

Bài trước

Bài tiếp